Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không phải là điều đơn giản nhất là khi mẹ chăm con đầu lòng, chưa có nhiều kinh nghiệm. Là mẹ ai cũng muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con giúp con mau lớn, ngoan ngoãn và khỏe mạnh. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách? Làm thế nào để dỗ con không quấy khóc, khó chịu. Bách Hóa CC Shop hiểu rõ những nỗi lo của ba mẹ, dưới đây là 5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ngoan ngoãn, khỏe mạnh mẹ cần biết.
Đặc điểm của trẻ sơ sinh mới chào đời mẹ nên biết
Bé vừa mới sinh ra em bé sẽ có những đặc điểm về vẻ bề ngoài hơi khác những trẻ nhỏ bình thường. Nếu mẹ mới sinh lần đầu có thể sẽ ngạc nhiên về những điều này. Tìm hiểu về đặc điểm của em bé sau sinh mẹ sẽ có thêm thông tin, kiến thức từ đó có cách chăm sóc trẻ tốt hơn, giảm bớt những lo lắng của các bậc phụ huynh. Dưới đây là một số đặc điểm của trẻ sơ sinh:
- Em bé mới sinh có khuôn mặt sưng, mắt nhắm: Em bé mới sinh thường có khuôn mặt sưng húp và đôi mắt thường nhắm nghiền lại. Đây là biểu hiện bình thường của bé mẹ không cần lo lắng. Sở dĩ mắt bé nhắm lại là do trong bụng mẹ bé luôn ở trong bóng tối, không được tiếp xúc với ánh sáng chính vì thế khi chào đời bé sẽ hơi lạ lẫm nên sẽ có cơ chế luôn nhắm mắt lại. Tình trạng này chỉ xảy ra vào thời gian đầu, chỉ sau 2 tuần bé sẽ mở mắt to như bình thường nên mẹ hãy yên tâm.
- Da của trẻ bong tróc: Đây được xem là cơ chế tự vệ của trẻ với môi trường bên ngoài. Ở trong bụng mẹ da bé được bảo vệ bởi nhau thai tuy nhiên khi chào đời bé phải tiếp xúc với luồng không khí khô, không khí này có thể tàn phá làn da nhạy cảm của bé. Chính vì thế, để thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể bé sẽ tự tái tạo thêm các lớp da bao bọc khác loại bỏ lớp da cũ và thay bằng một lớp da mới cứng cáp hơn và có độ đàn hồi cao hơn.
- Bé đi phân su trong lần đầu tiên: Màu phân của bé bất thường, có màu xanh lục đen hoặc màu đen đây là cơ chế rất bình thường nhưng nhiều mẹ mới chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi lần đầu không biết và trở nên lo lắng.
- Phân su được hình thành do bé nuốt nước ối trong bụng mẹ, nước ối di chuyển xuống vào ruột non của thai nhi và các chất cặn bã sẽ ở lại trong ruột già, tích tụ lâu dần và tạo thành một chất nhầy dính màu đen.
- Phân su sẽ được đào thải ra ngoài trong ngày đầu chào đời của bé, nếu sau 2 – 3 ngày mà bé vẫn chưa thể đi phân su mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Em bé thường quấy khóc rất nhiều: Trẻ sơ sinh không biết nói, quấy khóc chính là hình thức giao tiếp duy nhất của trẻ. Đây là biểu hiện bình thường, bé cần được mẹ yêu thương, âu yếm nhiều hơn khi ra môi trường bên ngoài. Lúc đầu có thể hơi quá mức nhất là những khi bé đói, nóng, lạnh hoặc những lúc cô đơn, thiếu vắng mẹ bên cạnh. Mẹ hãy tập làm quen với những biểu hiện này, tham khảo ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh để có thể hiểu con hơn.
- Em bé sơ sinh không ngủ suốt đêm: Trẻ sơ sinh sẽ thức giấc vào ban đêm nhiều như ban ngày vì lý do dinh dưỡng. Sau khi sinh, em bé vẫn còn rất nhỏ, cần thức ăn để có thể phát triển, tăng trưởng. Lúc này, dạ dày của bé chỉ chứa được một lượng thức ăn vừa đủ trong vài giờ nên sau khi hết thức ăn, bé đói và cần phải bú thêm một cữ khác chính vì thế bé thường không ngủ suốt đêm.
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ngoan ngoãn, khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời
Làm mẹ lần đầu tiên mẹ không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng không biết nên chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi như thế nào là cho đúng. Nhiều khi con khóc, con quấy nhưng mẹ lại không hiểu con đang muốn gì hay cần gì, có khó chịu ở đâu không. Điều này khiến nhiều bà mẹ không khỏi lo lắng.
Vậy, chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi như thế nào là đúng cách để bé ngoan ngoãn, khỏe mạnh? Để mẹ nhẹ nhàng hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, dưới đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z mẹ cần lưu ý:
1. Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn non yếu cần một nguồn dinh dưỡng để bé cứng cáp hơn, phát triển toàn diện. Ở giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì có nhiều dưỡng chất giúp bé phát triển, dễ tiêu hóa, hấp thu. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển về mọi mặt tuy nhiên cữ bú của bé trong những tháng đầu sẽ nhiều hơn, mẹ cần cho bé bú cách 2 hoặc 3 tiếng 1 lần mỗi lần bú từ 15-20 phút tùy vào nhu cầu bú sữa của bé.
Chăm sóc bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần duy trì cho bé bú sữa mẹ thường xuyên trong 6 tháng đầu. Nếu mẹ không đủ sữa cho con bú có thể dùng thêm sữa công thức để cung cấp thêm dưỡng chất, đảm bảo đủ cử cho bé bú để bé phát triển toàn diện. Nếu bé đến cữ bú nhưng bé vẫn đang ngủ thì không nên thức bé dậy mà hãy cho bé bú bù sau khi bé thức dậy.
Xem thêm: Hộp Sữa Bột Enfamil *Hộp Giấy Vàng* Neuro Pro Cho Trẻ 0-12 Tháng (890g)
Giấc ngủ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, bé cần ngủ khoảng 16 – 18 giờ/ngày, mỗi giấc kéo dài từ 1 – 3 giờ nên bạn có thể cho bé bú bù ngay sau khi con tỉnh giấc. Trong trường hợp bé ngủ quá 4 giờ, bạn nên đánh thức bé dậy và cho bé bú, hãy thật nhẹ nhàng, trò chuyện hoặc nựng nịu bé để bé cảm thấy thoải mái nhất. Mẹ cũng không nên cho bé ngủ sau khi bú được một chút mà phải cho bé bú đủ lượng sữa cần thiết. Đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.
2. Cho bé ợ sau khi bú
Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần cho bé ợ hơi để giảm thiểu tình trạng đầy hơi, khó chịu hay nôn trớ ở trẻ. Khi bú, trẻ có thể nuốt phải không khí vào dạ dày. Không khí này có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đầy hơi, nôn trớ. Dạ dày bé vẫn chưa hoàn thiện, việc cho bé ợ hơi sau khi bú sẽ giúp đẩy không khí ra khỏi dạ dày, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, giảm cảm giác khó chịu.
Thời điểm tốt nhất để cho bé ợ hơi là sau mỗi lần bú. Cha mẹ có thể bế bé ở tư thế thẳng đứng, vỗ nhẹ vào lưng bé theo chuyển động tròn hoặc dọc theo cột sống. Sau đó, có thể xoay nhẹ bé sang bên trái hoặc bên phải để giúp bé ợ hơi dễ dàng hơn. Nếu bé không ợ hơi sau khi vỗ lưng trong khoảng 10-15 phút, cha mẹ có thể cho bé nghỉ ngơi một lúc rồi thử lại. Nếu bé vẫn không ợ hơi, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Xem thêm: 10 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Không Phải Ba Mẹ Nào Cũng Biết
3. Đặt bé ngủ đúng cách
Giấc ngủ rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đặc biệt là bé sơ sinh, thời gian ngủ của trẻ nhiều gấp nhiều lần so với chúng ta. Bé ngủ ngon giấc giúp cho quá trình phát triển của bé tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời đảm bảo vệ mặt sức khỏe. Đặt bé sơ sinh ngủ đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé và giúp bé ngủ ngon hơn, là cách chăm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vô cùng cần thiết.
Hãy trang bị cho bé một không gian ngủ thật yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Chú ý đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh rất yếu, nhiệt độ phòng cần đảm bảo rằng giữ được nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 28ºC. Trong trường hợp có dùng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến bé bị cảm lạnh dù đã được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ. Giữ nhiệt độ vừa phải, tuyệt đối không để quá cao bởi có thể khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, bé ngủ không ngon giấc.
Xem thêm: Mách Mẹ 7 Mẹo Chữa Giật Mình Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả Giúp Bé Ngủ Ngon Hơn
Mẹ có thể mở nhạc nhẹ hoặc hát ru cho bé dễ ngủ. Bên cạnh đó, giữ cho bé một tư thế thật thoải mái, tránh cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp. Nếu cho trẻ nằm sấp thì phải theo dõi cẩn thận vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử. Ngoài ra, để tránh khiến bé bị ngạt thở, hãy tránh để gối, thú nhồi bông,… xung quanh trẻ. Mẹ hãy luôn quan sát để đảm bảo bé được ngủ ngon giấc, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
4. Giữ ấm cho bé đúng cách
Trẻ sơ sinh rất yếu nên cần được giữ ấm đúng cách, không phải lúc nào cũng cho bé mang áo quần thật dày là được. Hãy thực hiện “Quy tắc 4 ấm 1 lạnh cho bé”. Điều này sẽ giúp cho bé giữ được thân nhiệt phù hợp, tránh bị cảm lạnh hoặc bị bệnh. Đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đúng cách, bảo vệ sức khỏe trẻ.
Xem thêm: Quy tắc 4 ấm 1 lạnh phòng bệnh cho bé chống cảm cúm vào mùa đông
5. Bế con đúng cách
Bế con đúng cách là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ba mẹ cần chú ý. Trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, hệ cơ xương chưa hình thành hoàn toàn, xương rất yếu nếu bố mẹ không bế con đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
Mẹ có thể bế bé theo kiểu như đang bế vác để bé được ợ hơi tuy nhiên ở tư thế này cũng không nên để quá lâu. Nếu để ở tư thế này lâu bố mẹ cần để cả thân bé áp vào ngực, vai của người bé trực tiếp càng nhiều càng tốt, tay phải luôn đỡ phần đầu của trẻ. Thực hiện tư thế bế này giúp giảm áp lực lên xương sống của trẻ sơ sinh. Mẹ cũng có thể bế bé nằm trên tay, giữ cả thân và đầu bé trên tay mẹ. Khi bế, hãy mặc áo quần thật mềm mại để tránh cọ sát vào da bé, gây đau và trầy da.
Khi trẻ được trên 3 tháng tuổi, cơ xương cứng cáp hơn, bố mẹ có thể thay đổi tư thế bế trẻ tuy nhiên cũng cần lưu ý đến việc giữ thẳng xương sống, tránh những tư thế khiến xương khớp thay đổi ảnh hưởng đến tư thế của bé sau này. Nên nhắc nhở người thân trong gia đình không bế bé khi đang mang trang sức hoặc đồ sắc nhọn có thể làm tổn thương đến da. Đặc biệt chú ý nâng đỡ phần đầu và lưng của bé theo đúng cách, vệ sinh thật sạch trước khi chạm vào bé.
Phần kết
Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một điều dễ dàng. Trang bị trước những kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ góp phần giúp ích cho ba mẹ trước khi có kế hoạch sinh con. Như xã hội hiện nay thật không khó để có thể tìm kiếm những thông tin chăm sóc sức khỏe cho bé sơ sinh tuy nhiên bởi chính lượng thông tin quá lớn có thể làm xao nhãng thông tin chính vì thế, mẹ cần tìm kiếm cho mình một trang đáng tin cậy để có thể học hỏi.
Bách Hóa CC Shop hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin cũng như có cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đúng cách, hợp lý giảm thiểu những gánh nặng khi chăm con sau này.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Mách Mẹ Cách Tính Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Theo Cân Nặng Chuẩn Nhất
Có nên đổi sữa cho trẻ sơ sinh? Cách đổi sữa cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết
Tầm Quan Trọng Của Vitamin D3 và Cách Bổ Sung Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Ba Mẹ Cần Nắm
Nguyễn Hiền