Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nhưng đã biết cách thể hiện những cảm xúc, trạng thái của mình thông qua những cử chỉ, âm thanh, và tiếng khóc. Liệu mẹ đã hiểu hết những ngôn ngữ cơ thể của bé hay chưa? Cùng Bách Hóa CC Shop giải mã 3 ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh để mẹ hiểu con hơn, chăm con tốt, khỏe mạnh hơn.

Giải mã 3 ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh mẹ cần biết để chăm sóc con khỏe, thông minh hơn

Giao tiếp với trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng. Trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 12 tháng rất nhạy cảm, những cơn đói bụng, những sự bức bối khó chịu nhỏ thôi cũng làm cho trẻ quấy khóc, làm khó mẹ. Vậy làm thế nào để mẹ trò chuyện và hiểu bé? Bé yêu cũng có những ngôn ngữ riêng muốn mẹ hiểu, mẹ chỉ cần quan sát, để ý là có thể hiểu được con muốn gì. Dưới đây là 3 ngôn ngữ cơ thể của bé mà mẹ cần biết để giúp bé thoải mái hơn, chăm sóc bé tốt hơn.

1. Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua tiếng khóc

Từ lúc chào đời, ngôn ngữ đầu tiên mà trẻ sơ sinh giao tiếp, “chào” thế giới là tiếng khóc. Tiếng khóc của bé thể hiện rất nhiều mong muốn khác nhau mà con mong mẹ có thể hiểu. Vậy làm sao mẹ có thể hiểu được bé khóc vì lý do gì? Bị đau hay khó chịu hay khóc vì đói, vì muốn mẹ bế,… ?

  • Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của bé khi khóc đòi mẹ: Bé sẽ khóc đòi mẹ khi ở một mình quá lâu trong phòng. Lúc này bé sẽ vang tiếng khóc trong khoảng 5 – 6 giây đầu sau đó bé sẽ ngưng khoảng chừng 20 giây để đợi phản hồi từ mẹ. Khi không thấy phản hồi, bé sẽ khóc to hơn, dồn dập hơn đến khi được mẹ bế.
  • Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh khi khóc vì đói: Khi đói, bé con sẽ khóc để đòi mẹ cho bú. Ban đầu có thể tiếng khóc của bé giống như khi đang đòi mẹ nhưng sau khi không được mẹ cho ăn, bé sẽ cực quậy khí chịu, khóc to hơn kèm theo đó, dầu trẻ cứ lắc qua lắc lại, miệng phát ra âm thanh như đang muốn ăn. Sữa Similac 360 Total Care 5 HMO Prebiotics là loại sữa công thức gần giống sữa mẹ mẹ có thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp trẻ thông minh hơn, khỏe mạnh hơn.
Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn
Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua tiếng khóc
  • Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh khi bị đau: Lúc bị đau là lúc dễ nhận biết nhất, bé khóc âm thành sẽ khác so với lúc đòi mẹ hay lúc đói. Tiếng khóc của bé thường sẽ là âm thanh đơn, không đổi, cường độ âm thanh to, lâu và dữ dội hơn. Đối với trường hợp bé bị ốm do bệnh, tiếng khóc của bé sẽ nhẹ hơn kèm theo những biểu hiện của bệnh.
  • Biểu hiện bé khóc vì buồn ngủ: Bé khóc vì buồn ngủ sẽ có những biểu hiện như khóc to kèm với biểu hiện ngáp, dụi mắt, tai. Mẹ cần phải ru bé ngủ để bé không còn khóc nữa.
Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn
Bé ngáp đòi ngủ – Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh
  • Biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh khi muốn đi vệ sinh: Bé đau bụng hoặc muốn đi tiểu có thể sẽ khóc để mẹ biết tuy nhiên khi mẹ chưa kịp đưa trẻ đi vệ sinh có thể trẻ sẽ đi ngay trong tả tạo cảm giác khó chịu và bé khóc to hơn để mẹ thay cho.
  • Bé khóc vì lý do khác: Có một vài lý do khiến bé khóc như bé muốn được đổi tư thế, bé muốn đổi môi trường, vị trí,… lúc này bé sẽ quấy khóc mẹ đến khi được thỏa mãn – ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh mà bé muốn mẹ biết.

2. Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua âm thanh bé phát ra

Âm thanh của trẻ phát ra chính là ngôn ngữ giao tiếp mà các mẹ cần nắm để hiểu con mình hơn. Âm thanh của bé được bác sĩ nhi khoa người Úc – Priscilla Dunstan dành hơn 20 năm để nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa thông qua hàng ngàn trẻ sơ sinh ra đời. Các em bé sơ sinh làm mẫu sẽ đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên cho kết quả khảo sát có độ chính xác cao. Kết quả nhận ra rằng âm thanh của trẻ chính là cách giao tiếp, là Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh mà bé muốn mẹ hiểu.

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, hệ ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển, bé bắt đầu phát ra nhiều âm thanh khác nhau để mẹ có thể nắm được và đáp ứng nhu cầu. Chỉ cần hiểu những ngôn ngữ này, mẹ có thể hiểu được nhu cầu cũng như nắm bắt được mong muốn của bé khiến bé thoải mái, vui vẻ hơn.

  • Âm thanh “Neh”: Đây là âm thanh biểu hiện cho sự đói của bé. Âm thanh này phát ra nghe như tiếng chép chép lúc đang bú mút. Bé đẩy lưỡi lên vòm miệng và tạo thanh tiếng kêu chóp chép – Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh qua âm thanh.
  • Âm thanh “Eh”: Âm thanh này cho thấy bé đang muốn ợ hơi. Lúc này, không khí dư thừa trong dạ dày bắt đầu ra khỏi thực quản của bé. Bé đang cố gắng tìm cách tạo phản xạ để ợ ra khỏi miệng.
Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn
Âm thanh bé phát ra phản ánh những mong muốn của bé – Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh qua âm thanh phát ra
  • Âm thanh “Owh”: Âm thanh này phát ra khi bé buồn ngủ hoặc mệt mỏi. Bé sẽ gập môi lại để thể hiện cơn buồn ngủ, lúc này sẽ phát ra âm thanh “Owh” cùng với đó là hành động ngáp.
  • Âm thanh “Heh”:  Bé cảm thấy không thoải mái vì điều gì đấy sẽ liên tục di chuyển cả cơ thể, giật nảy tay chân và miệng hơi hé phát ra âm thanh tương tự.
  • Âm thanh “Eairh”: Âm thanh này phát ra khi bé bị đau bụng, đầy hơi. Âm thanh không được tròn mà sẽ hơi mèo tiếng tạo ra những tiếng rên rỉ không ngừng cùng với đó là biểu hiện bụng bé ưỡn căng rồi thở ra vô cùng khó chịu.

3. Giải mã ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua các cử chỉ, hành động

Trẻ sơ sinh có rất nhiều cử chỉ và hành động thể hiện mong muốn của mình. Mẹ có thể quan sát thông qua các cử chỉ tay, chân, lưng để nhận biết con muốn gì từ đó có cách chăm con tốt nhất.

  • Cong lưng: Đây là biểu hiện đầu tiên mẹ có thể thấy khi bé đau bụng hoặc đau ở vị trí nào đó. Bên cạnh đó, đây còn là biểu hiện khi bé ăn no (cong lên sau ăn) hoặc trào ngược dạ dày (cong lưng trong lúc ăn). Hoặc thể hiện sự mệt mỏi, tâm trạng không tốt khi bé được hơn 2 tháng.
  • Xoay đầu: Xoay đầu là một cử động thường thấy khi bé chuẩn bị đi vào giấc ngủ hoặc khi nằm cùng người lạ. Đây là phản xạ tự nhiên khiến cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
  • Nắm chặt tay: Khi thấy bé nắm chặt tay mẹ hãy nhanh nhanh cho con ăn trước khi cơn thịnh nộ (khóc) xảy ra. Lúc này bé đang bị đói rồi đó!
Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn
Cử chỉ nắm tay khi đói – Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh muốn mẹ biết
  • Nắm tai, nắm chân: Hành động này khá bình thường, bé đang tự khám phá bản thân mình và cảm thấy thú vị bì nó. Tuy nhiên, trong trường hợp bé nắm tai nhiều lần hay có biểu hiện khó chịu, quấy khóc chắc chắn cơ thể bé đang gặp vấn đề, mẹ cần tìm hiểu và giải quyết ngay hoặc có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bé khóc nhiều hơn.
  • Co chân: Hành động co chân cùng biểu cảm khó chịu thể hiện bé đang bị đau bụng, hoặc đau ở đâu đó muốn co chân theo phản xạ để làm giảm nhẹ cơn đau.
  • Giật nảy tay lên: Có thể bé đang bị giật mình vì một âm thanh nào đó khiến bé sợ hãi. Lúc này, mẹ cần ôm bé và vỗ về để làm dịu cơn hoảng sợ.
Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn
Bé nắm chân – biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh

Mẹ cần phải làm gì khi nhận ra ý nghĩa những ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh?

Hiểu biết được ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh mẹ không cần phải lo lắng những lần trẻ quấy khóc mà không rõ nguyên do. Khi thấy những dấu hiệu này, mẹ hãy nhanh nhanh đáp ứng nhu cầu của bé để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Từ đó, chăm sóc trẻ sơ sinh không còn là một điều khó khăn khiến mẹ mệt nhọc nữa. Khi biết được ngôn ngữ của trẻ, mẹ cần:

  • Thiết lập một thời gian biểu khoa học, phù hợp với những biểu hiện của bé mà mẹ thường thấy để hạn chế những lần trẻ quấy khóc vì nhu cầu. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, có thêm thời gian nghỉ ngơi cũng như chăm sóc gia đình.
  • Thường xuyên quan sát để nhận thấy những bất thường của bé. Có thể bé đang cảm thấy khó chịu hoặc bị bệnh nào đó mà có thể mẹ không biết để mẹ nhận ra sớm hơn, đáp ứng kịp nhu cầu cũng như giúp bé cảm thấy thoải mái nhất. Quan sát để hiểu được ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời.
  • Âu yếm, vỗ về bé khi thấy bé hoảng sợ hoặc quấy khóc vì lý do nào đó. Từ đó, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất.
  • Khi bé có các dấu hiệu bị bệnh, mẹ hãy quan tâm cũng như đưa trẻ đến trung tâm y tế để có thể tìm nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời.
Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn
Luôn âu yếm, vỗ về khi con khóc để tạo cảm giác an toàn – Giải mã ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh

Lưu ý: Khi bé khóc, mẹ thường nghĩ rằng con đang đói và cho bú. Điều này sẽ không tốt cho trẻ vì bé khóc do nhiều nguyên nhân khác. Nếu mẹ cho bé bú không có giờ giấc như thế có thể sẽ làm rối loạn bữa ăn của trẻ làm cho bé luôn trong trạng thái no. Lúc này, mẹ chỉ nên bế bé lên và vuốt ve nhẹ nhàng, làm bé phân tâm bằng một việc gì đó chẳng hạn như tiếng động, đồ chơi hoặc thay đổi môi trường giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Một số sữa công thức dành cho trẻ 0-12 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để chăm sóc con tốt hơn, tăng trưởng về chiều cao, cân nặng và trí thông minh:

Sữa Bột Enfamil Enspire Infant Formula Cho Trẻ 0-12 Tháng (850g) 08/2024 – Mỹ

Sữa Aptamil số 1 dành cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi (800g) 10/2023 – Đức

Phần kết

Hiểu được con, hiểu được những ngôn ngữ cơ thể của con có thể giúp mẹ có cách chăm sóc con tốt nhất. Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo mẹ có thể áp dụng để hiểu con hơn, có thêm kinh nghiệm để chăm sóc con tốt nhất. Bách Hóa CC Shop mong rằng những chia sẻ của chúng tôi về ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh có thể giúp ích cho bạn hiểu con hơn và yêu thương con hơn mỗi ngày.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Hướng Dẫn Cách Pha Sữa Công Thức Cho Bé An Toàn Và 6 Sai Lầm Khi Pha

10 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Không Phải Ba Mẹ Nào Cũng Biết

Top 5 Loại Sữa Bột Tốt Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Tuổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *