Đánh răng hay bị chảy máu chân răng là hiện tượng diễn ra phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa phần các trường hợp chảy máu chân răng là lành tính tuy nhiên đây cũng là hiện tượng phổ biến nhất của bệnh viêm nướu, viêm nha chu và nhiều bệnh khác mà chúng ta không nên chủ quan.
Vậy chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Để khắc phục vấn đề này và chăm sóc răng miệng hiệu quả, Bách Hóa CC Shop giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân đánh răng hay bị chảy máu chân răng và 5 cách khắc phục chảy máu chân răng hiệu quả tại nhà.
Tại sao đánh răng hay bị chảy máu chân răng?
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu từ nướu, hốc răng. Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nướu và các dạng bệnh nướu răng khác. Đôi khi, đây cũng là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,….
Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu chân răng là viêm nướu. Viêm nướu là tình trạng nướu bị viêm, sưng đỏ và dễ chảy máu do vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu tạo thành mảng bám và cao răng. Mảng bám và cao răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu. Ngoài ra, nguyên nhân chảy máu chân răng còn do thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Chải răng quá mạnh, quá lâu, chải răng theo chiều ngang hoặc sử dụng bàn chải quá cứng có thể làm tổn thương nướu, gây chảy máu.
- Sử dụng tăm xỉa răng không đúng cách: Tăm xỉa răng có thể làm xước nướu, gây chảy máu chân răng. Những chiếc tăm xỉa răng quá to, thô không những tổn hại đến răng, nướu mà còn gây thưa răng.
- Các bệnh lý răng miệng khác: Một số bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, viêm quanh răng, răng sâu, viêm tủy răng cũng có thể gây chảy máu chân răng khi đánh răng.
- Các vấn đề sức khỏe tổng quát: Một số vấn đề sức khỏe tổng quát như thiếu vitamin C, máu khó đông, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh suy giảm miễn dịch cũng có thể gây chảy máu chân răng. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ ở những giai đoạn như trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh trải qua sự thay đổi nội tiết tố quan trọng và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng,…
Xem thêm: Mẹo chăm sóc răng miệng đúng chuẩn cho cả gia đình
Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng có sao không? Chảy máu chân răng là một triệu chứng của bệnh viêm nướu, một tình trạng viêm nhiễm nướu răng. Viêm nướu nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu, một tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng.
Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, không có cách khắc phục chảy máu chân răng kịp thời có thể rất nguy hiểm. Hay bị chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tổng quát, chẳng hạn như:
- Thiếu vitamin C: Vitamin C cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, một loại protein giúp liên kết các mô trong cơ thể. Thiếu vitamin C có thể làm suy yếu nướu, khiến chúng dễ bị chảy máu.
- Máu khó đông: Máu khó đông là tình trạng máu không đông lại bình thường. Điều này có thể khiến bạn bị chảy máu nhiều hơn bình thường, bao gồm cả chảy máu chân răng.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu và viêm nha chu.
- Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu và viêm nha chu.
- Suy giảm miễn dịch: Suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu và viêm nha chu.
Bệnh sẽ nguy hiểm hơn với các đối tượng là người mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường, làm tăng lượng đường trong máu và gây một số biến chứng như viêm nội tâm mạc, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ. Đối với phụ nữ mang thai cũng không kém phần nguy hiểm, bệnh có thể sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, sinh non, nhẹ cân,… Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng, hãy đi khám nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5 Cách khắc phục chảy máu chân răng đơn giản tại nhà
Chúng ta thường chủ quan khi bị chảy máu chân răng chính vì thế khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn, dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Cách khắc phục chảy máu chân răng đơn giản nhất là đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày. Dưới đây là 5 cách khắc phục chảy máu chân răng tại nhà đơn giản nhất ai cũng có thể thực hiện để phòng ngừa bệnh trở nặng.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây là cách đơn giản và quan trọng nhất để ngăn ngừa chảy máu chân răng. Hay bị chảy máu chân răng do đánh răng nguyên nhân xuất phát từ việc bạn không đánh răng đúng cách, đánh quá mạnh hoặc quá lâu dẫn đến tổn thương răng. Để vệ sinh răng miệng đúng cách bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút. Chải răng theo chiều dọc, nhẹ nhàng và đều đặn, không nên chải răng quá mạnh hoặc quá lâu, vì có thể làm tổn thương nướu.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn loại kem đánh răng có thành phần phù hợp với tình trạng răng. Chẳng hạn như đối với răng nhạy cảm, hãy chọn những kem đánh răng có thành phần dịu nhẹ, không có chất tẩy quá mạnh, chọn loại kem có các thành phần fluoride, Kali nitrat, Strontium chloride, Canxi carbonate để giảm gây kích ứng dây thần kinh.
Xem thêm: Kem Đánh Răng Của Mỹ Loại Nào Tốt? Top 5 Kem Đánh Răng Của Mỹ Tốt Nhất Hiện Nay
2. Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm mịn
Những chiếc bàn chải đánh răng có lông cứng thường rất dễ làm tổn thương nướu, men răng. Nhất là đối với những người có thói quen đánh răng dùng lực quá mạnh, việc đánh răng bằng bàn chải đánh răng có lông cứng sẽ làm tăng tình trạng tổn thương răng, gây chảy máu. Vậy nên chọn bàn chải đánh răng phải ưu tiên những bàn chải đánh răng mềm.
Oral B là một trong những thương hiệu bàn chải đánh răng chất lượng được nhiều người tin dùng. Vốn là thương hiệu lâu đời của Mỹ về các sản phẩm chăm sóc răng miệng, những chiếc bàn chải đánh răng, bàn chải điện của thương hiệu này đều được nghiên cứu, sản xuất đảm bảo mục đích bảo vệ men răng, nướu răng và khả năng làm sạch hiệu quả. Nếu bạn phân vân không biết nên chọn loại bàn chải đánh răng nào thì đây chính là một gợi ý chăm sóc răng miệng hoàn hảo.
Xem thêm các bàn chải đánh răng thuộc thương hiệu Oral B:
Set 8 Bàn Chải Oral-B Cross Action Action Advanced Bacteria Guard Bristles – Mỹ Soft
Set 2 Cây Bàn chải điện Oral-B Genius Rechargeable Toothbrush – Set
3. Sử dụng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là một dụng cụ vệ sinh răng miệng giúp làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn ở kẽ răng, nơi bàn chải đánh răng không thể tiếp cận được. Đây là cách khắc phục chảy máu chân răng hiệu quả, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn ở kẽ răng, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu, đồng thời ngăn ngừa và cải thiện sâu răng hiệu quả giữ cho hơi thở thơm mát.
Chỉ nha khoa hãy chọn từ những thương hiệu uy tín, những loại chỉ không bị tưa xước, dễ đứt. Chọn chỉ nha khoa phù hợp với kẽ răng, không chọn chỉ nha khoa quá dày có thể gây khó khăn khi luồn qua kẽ răng, còn chỉ nha khoa quá mỏng có thể bị gãy hoặc đứt. Cách sử dụng chỉ nha khoa đơn giản:
- Cuộn chỉ nha khoa thành một sợi dài khoảng 40-50 cm.
- Cuộn đầu chỉ nha khoa thành một vòng tròn quanh ngón trỏ của mỗi tay.
- Luồn chỉ nha khoa qua kẽ răng, di chuyển theo chuyển động lên xuống nhẹ nhàng.
- Lặp lại bước 3 cho tất cả các kẽ răng.
Hãy luồn chỉ nha khoa qua các kẽ răng một cách nhẹ nhàng, không tác động lực quá mạnh dễ gây đứt hoặc làm tổn thương nướu. Trong trường hợp chỉ nha khoa quá cũ cũng có thể khiến chỉ nhanh đứt hoặc làm trầy xước nướu. Tốt nhất bạn nên chọn chỉ nha khoa từ những thương hiệu uy tín, thay chỉ nha khoa 3 tháng 1 lần để tránh những vấn đề không mong muốn. Nếu bạn chưa quen sử dụng chỉ nha khoa, bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng chỉ nha khoa một lần/ngày, sau đó tăng dần số lần sử dụng lên 2-3 lần/ngày.
4. Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, bao gồm:
- Giảm nguy cơ mắc sâu răng: Khám răng định kỳ giúp nha sĩ loại bỏ mảng bám và cao răng, là nguyên nhân gây ra sâu răng.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu và viêm nha chu: Khám răng định kỳ giúp nha sĩ phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm nướu và viêm nha chu, là những bệnh răng miệng nghiêm trọng có thể gây mất răng.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh toàn thân: Các bệnh răng miệng có thể liên quan đến các bệnh toàn thân như bệnh tim mạch, tiểu đường,… Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và điều trị kịp thời, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh toàn thân.
Nha sĩ khuyên nên đi khám răng ít nhất 6 tháng/lần để nhanh chóng được chuẩn đoán bệnh.Tần suất khám răng định kỳ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng răng miệng của mỗi người. Nếu bạn có các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… bạn có thể cần khám răng thường xuyên hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ để được tư vấn về tần suất khám răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
5. Bổ sung vitamin C và K
Bổ sung các loại vitamin là cách khắc phục chảy máu chân răng nhanh nhất, đạt hiệu quả nhất. Vitamin C cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, một loại protein giúp liên kết các mô trong cơ thể. Thiếu vitamin C có thể làm suy yếu nướu, khiến chúng dễ bị chảy máu. Vitamin K giúp máu đông lại bình thường.
Bạn có thể bổ sung vitamin C và K bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ, đặc biệt là cam, quýt, bông cải xanh, cải bó xôi,… để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Đặc biệt duy trì chế độ ăn uống khoa học, không ăn quá nhiều thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng, gây chảy máu.
Phần kết
Chảy máu chân răng khi đánh răng là hiện tượng bình thường tuy nhiên nếu diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tránh tình trạng diễn ra nghiêm trọng, trên đây là tổng hợp 5 cách khắc phục chảy máu chân răng đơn giản, cải thiện các vấn đề răng miệng hiệu quả. Bách Hóa CC Shop hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc răng miệng. Hãy thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng nặng và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh nhanh chóng.
Có thể bạn cũng quan tâm:
10 Cách Loại Bỏ Mảng Bám Trên Răng Tại Nhà An Toàn Không Cần Nha Sĩ
7 Lỗi sai thường gặp trong chăm sóc răng miệng có thể gây hại men răng
Bố mẹ cần làm gì để phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ? 5 Cách phòng sâu răng cho bé an toàn
Nguyễn Hiền