Nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xảy ra do cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng gây ra nhiều cảm giác khó chịu khiến bé liên tục quấy khóc. Tình trạng này nếu không có cách khắc phục bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, bé kém phát triển. Bách Hóa CC Shop hiểu được nỗi lo của mẹ, dưới đây là 5 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ có thể áp dụng.
Nguyên nhân bé bị sổ mũi, nghẹt mũi
Sổ mũi luôn đi kèm với tình trạng nghẹt mũi và thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lúc này, bé có sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm bệnh dù chỉ là khi thời tiết thay đổi thất thường. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi:
- Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi ở trẻ. Khi trẻ bị nhiễm virus cảm cúm, adenovirus hoặc RSV, virus sẽ tấn công niêm mạc mũi và khiến cho niêm mạc bị sưng tấy và sản xuất nhiều dịch nhầy hơn.
- Dị ứng: Phấn hoa, bụi nhà, lông động vật và nấm mốc rất dễ khiến bé bị dị ứng. Khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng và giải phóng histamine. Histamine làm cho niêm mạc mũi bị sưng tấy và sản xuất nhiều dịch nhầy hơn từ đó gây nghẹt mũi.
- Không khí khô: Khi không khí khô là nguyên nhân khiến niêm mạc mũi của trẻ có thể bị khô và kích ứng, dẫn đến nghẹt mũi. Niêm mạc trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khi thời tiết thay đổi thất thường, không khí khô, độ ẩm thấp rất dễ làm khô chất tiết mũi của trẻ từ đó trẻ xuất hiện triệu chứng thở khò khè, khụt khịt và nghẹt mũi, khó thở hơn.
- Dị vật trong mũi: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể nhét các vật nhỏ vào mũi, chẳng hạn như hạt đậu, hạt ngô hoặc nút áo,… điều này gây ra các triệu chứng khó chịu, nghẹt mũi.
- Chảy ngược axit dạ dày thực quản (GERD): GERD là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Axit dạ dày có thể kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến nghẹt mũi.
- Viêm mũi do vi khuẩn: Viêm mũi do vi khuẩn là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc mũi do vi khuẩn. Viêm mũi do vi khuẩn có thể gây nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh lá cây, và đau nhức.
Xem thêm: Giải Mã 3 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Trẻ Sơ Sinh Giúp Mẹ Hiểu Con Hơn Chăm Con Tốt Hơn
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, bé nhanh khỏi bệnh, thoải mái khi ngủ
Nghẹt mũi khiến bé khó chịu, quấy khóc và khó đi vào giấc ngủ. Đây là tình trạng thường gặp nhưng nếu mẹ có cách xử lý sớm bé sẽ nhanh khỏi bệnh hơn, giảm cảm giác khó chịu và dễ ăn, ngủ hơn. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Dưới đây là 5 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả, mẹ có thể áp dụng giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.
1. Sử dụng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý là một trong những cách trị nghẹt mũi có đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả. Đây là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian được nhiều mẹ áp dụng từ thời xa xưa và được lưu truyền đến ngày nay với nhiều kết quả tích cực. Nước muối sẽ làm loãng dịch nhầy, tạo khoảng không trong mũi giúp bé thoải mái hơn, dễ chịu hơn.
Mẹ hãy hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm sau đó nhỏ vào mũi bé từ 2 đến 3 giọt vào mỗi bên mũi, mỗi ngày thực hiện 3 lần để cải thiện tình trạng. Cứ thực hiện đều đặn, bé sẽ cảm thấy thoải mái nhất từ đó bé ngoan hơn, dễ ngủ hơn.
2. Hút dịch mũi
Nếu dịch mũi quá nhiều, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút dịch mũi để giúp bé dễ thở hơn. Nếu như trước đây việc hút dịch mũi được thực hiện trực tiếp bởi mẹ thì ngày nay, phương pháp này được xem là không đảm bảo an toàn, bé dễ bị nhiễm khuẩn khi hút trực tiếp bằng miệng. Vậy nên, ngày nay, đã có nhiều phương pháp hút dịch mũi y khoa giúp mẹ an tâm hơn, dễ dàng hơn trong việc hút dịch mũi cho bé.
Bình rửa mũi NeilMed Sinus Rinse
Đây là dụng cụ y tế có tác dụng làm sạch khoang mũi, chất nhầy trong mũi và làm thông thoáng mũi hiệu quả. Nhất là những trường hợp bị sổ mũi, nghẹt mũi thì đây là dụng cụ tuyệt vời giải quyết vấn đề này. Bằng cách rửa mũi, tình trạng loại bỏ mọi chất bẩn, chất nhầy, vi khuẩn, virus gây dị ứng mũi, gây khó thở giúp mũi thông thoáng hơn, dễ chịu hơn.
Xem thêm cách sử dụng qua bài viết sau: Bình rửa mũi NeilMed Sinus Rinse 250 gói
Các dụng cụ hút mũi khác
Một số dụng cụ hút mũi khác có thể kể đến như bóng cao su tròn, dụng cụ hút mũi 2 dây. Hai phương pháp này rất phổ biến, được nhiều người áp dụng đảm bảo được vấn đề vệ sinh, an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, khi thực hiện, mẽ hãy đảm bảo dùng lực vừa phải, nhẹ nhàng để thực hiện hiệu quả nhất. Làm đúng theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho bé.
3. Massage mũi
Massage mũi có thể giúp kích thích lưu thông máu và làm giảm nghẹt mũi. Đây là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dễ thực hiện, mẹ nào cũng có thể áp dụng giúp con thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Với cách trị nghẹt mũi cho bé này, mẹ hãy dùng ngón tay trỏ massage nhẹ nhàng hai bên cánh mũi của bé theo chuyển động tròn trong khoảng 1-2 phút. Thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhiều lần để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé.
4. Cho bé bú nhiều hơn
Sữa mẹ có tác dụng giúp bé tăng cường sức đề kháng và làm loãng dịch nhầy hiệu quả. Cho bé bú thường xuyên là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn giúp bé bú dễ hơn và giảm nghẹt mũi.
Xem thêm: 10 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Sơ Sinh Không Phải Ba Mẹ Nào Cũng Biết
5. Giữ ẩm cho phòng của bé
Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước nóng trong phòng của bé để giúp làm loãng dịch nhầy và giảm nghẹt mũi. Trong lúc đó, mẹ hãy theo dõi tình trạng của bé. Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé kéo dài hơn 3 ngày hoặc có các triệu chứng khác như sốt, ho, thở khò khè, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Lưu ý khi thực hiện cách chữa trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, việc thực hiện cách trị nghẹt mũi cho bé phải được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý thực hiện khi chưa được cho phép hoặc sử dụng bất kỳ một loại thuốc, xịt mũi nào nếu không được bác sĩ kê đơn hoặc cho phép. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý các vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho bé:
- Không sử dụng tăm bông để ngoáy mũi cho bé vì da bé mỏng manh, nhạy cảm, việc sử dụng tăm bông không đúng cách có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Tránh để bé tiếp xúc với khói bụi, hóa chất và các chất gây dị ứng. Tốt nhất nên tạo cho bé một môi trường trong lành, sạch khuẩn, và không khí ẩm để bé dễ thở, làm giảm triệu chứng nghẹt mũi.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể để bé nằm kê gối cao khi ngủ để bé dễ thở hơn, ngủ ngon hơn.
- Không dùng miệng hút mũi cho bé bởi cách làm này có thể khiến vi khuẩn từ miệng lây sang cho bé.
- Nếu mẹ sử dụng dụng cụ hút mũi hay dùng xilanh phải thực hiện theo chỉ dẫn, thực hiện một cách nhẹ nhàng và tuyệt đối không nên chọc sâu ống hút vào mũi vì có thể gây phù nề niêm mạc.
- Khi bé có triệu chứng nặng hơn kèm theo sốt, ho,… mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Phần kết
Trên đây là tổng hợp 5 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn. Bách Hóa CC Shop hy vọng rằng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Cho Ra Ngoài Trời? 8 Lưu ý Mẹ Cần Nhớ
Mách Mẹ 7 Mẹo Chữa Giật Mình Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả Giúp Bé Ngủ Ngon Hơn
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ngoan ngoãn, khỏe mạnh
Nguyễn Hiền