Ti giả là một sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn để cho bé yêu ngậm. Có người cho rằng ngậm ti giả bé sẽ ngoan hơn nhưng cũng có nhiều ý kiến cho thấy việc bé ngậm ti có ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy quan niệm nào là đúng? Có nên cho bé ngậm ti giả không? Khi cho bé ngậm ti giả cần chú ý những gì?
Bách Hóa CC Shop hiểu rõ những băn khoăn của mẹ và mong muốn mẹ có lựa chọn đúng đắn, chăm sóc con tốt hơn, dưới đây là một số giải đáp về việc có nên cho bé sơ sinh ngậm ti giả không, cùng theo dõi để có thông tin.
Ti giả là gì?
Ti giả là một vật thay thế núm vú của mẹ được làm từ cao su, chất dẻo, hoặc silicone cho trẻ sơ sinh ngậm giữa những lần bú sữa để làm dịu cơn khó chịu của trẻ bằng cách đáp ứng nhu cầu bú khi trẻ không cần ăn. Thiết kế núm vú dạng tiêu chuẩn bao gồm một núm vú, lá chắn miệng và tay cầm đủ lớn để tránh cho trẻ bị nghẹt thở hoặc nuốt phải. Núm ti giả giúp bé dịu những cơn quấy khóc từ đó ngoan hơn.
Cho trẻ ngậm núm vú giả khi nào? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, cha mẹ nên cho bé ngậm ti giả khi bé đã được 1-2 tháng tuổi. Lúc này, bé đã quen với việc bú mẹ hoặc bú bình, việc sử dụng ti giả sẽ không ảnh hưởng đến khả năng bú của trẻ.
Có nên cho bé ngậm ti giả không?
Hiểu đúng về ti giả bạn sẽ cho bé sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn. Chúng ta thường thấy nhiều gia đình cho bé sử dụng ti giả như một loại đồ chơi giúp bé dịu cơn khó chịu, không còn quấy khóc. Việc làm này nhận được nhiều ý kiến trái chiều vậy liệu sử dụng ti giả có thật sự an toàn? Dưới đây là một số lợi ích mà ti giả mang lại và một số nhược điểm khi sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu và nhược điểm này để quyết định có nên cho em bé ngậm ti giả không.
Lợi ích mà ti giả mang lại cho bé
Ti giả có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Giúp trẻ giảm căng thẳng, lo lắng, trấn an tinh thần: Núm vú giả có thể giúp trẻ cảm thấy được an ủi và thoải mái, đặc biệt là khi trẻ bị quấy khóc, khó ngủ. Núm ti giả được làm từ chất liệu mềm mại tựa vú mẹ, bé sẽ ngậm như đang ngậm ti mẹ, thích hợp cho mẹ khi bé đang cai sữa hoặc muốn ru bé ngủ. Bên cạnh đó, mút núm vú giả có thể giúp trẻ giảm căng thẳng, lo lắng bé sẽ an tâm hơn khi ngậm từ đó dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Bé bú mẹ dễ dàng hơn: Với những trẻ sơ sinh mới ra đời, chưa quen với việc bú sữa mẹ thì việc cho bé sử dụng ti giả sẽ giúp bé phát triển các cơ cần thiết từ đó bé dễ dàng bú ti mẹ.
- Làm giảm cơn đói của bé: Núm ti giả sẽ tạo cho bé cảm giác như đang bú mẹ, bé sẽ không còn quấy khóc đòi ăn khi đói.
- Giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): nghiên cứu đã ghi nhận trẻ ngậm núm vú giả khi ngủ giúp giảm triệu chứng bệnh SIDS hay hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh lên đến 50%. Khi ngậm ti giả thì trẻ sẽ không ngủ ở tư thế úp mặt xuống, gây khó thở mà thay vào đó, trẻ sẽ cần xoay sang ngang hoặc nằm ngủ ở tư thế ngửa.
- Đối với trẻ lớn hơn: Với những trẻ lớn hơn, việc sử dụng ti giả có thể giúp trẻ giảm đau khi mọc răng, phát triển khả năng nhai cũng như giúp trẻ luyện tập cơ miệng để tập ăn.
Nhược điểm khi cho bé ngậm ti giả
Việc ngậm ti giả mang nhiều lợi ích cho bé tuy nhiên song song vào đó cũng gây ra nhiều nhược điểm. Việc mẹ có nên cho bé ngậm ti giả không cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Mẹ không nên quá phụ thuộc vào việc cho bé ngậm ti giả bởi nó có thể khiến bé dễ mắc một số bệnh nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách hoặc làm tăng nguy cơ thay đổi thói quen sinh hoạt từ đó mẹ khó chăm bé hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh:
Có nên cho bé ngậm ti giả không? Việc cho bé ngậm ti giả có thể giúp bé an tâm hơn khi ngủ tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh về răng miệng như răng bị đẩy lệch, nghiêng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé sau này. Bên cạnh đó, việc sử dụng núm vú giả cũng hạn chế khả năng tiết nước bọt của trẻ, khiến khoang miệng của trẻ dễ bị khô, đồng thời hình thành nhiều cao răng và mảng bám hơn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Mặt khác, núm ti giả nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, an toàn, đây là môi trường tiềm ẩn của nhiều vi khuẩn gây hại, nếu bé ngậm vào sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ đó gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm chân răng, viêm tai giữa,…
Tạo thói quen xấu cho bé:
Có một sự thật rằng việc sử dụng ti giả sẽ khiến bé dễ thay đổi thói quen sinh hoạt. Nếu bé được mẹ cho phép sử dụng ti giả trong thời gian dài bé rất dễ bị phụ thuộc vào ti giả, trẻ sẽ quấy khóc khi không được ngậm ti, khó chịu khi mẹ lấy ti đi, điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ. Mặt khác, bé cũng rất khó có thẻ phân biệt được đâu là ti giả, đâu là ti thật từ đó ảnh hưởng đến quá trình bú.
Nếu mẹ không kiểm soát thời gian cho bé ngậm ti sẽ hình thành những thói quen xấu này từ đó khó chăm bé hơn, mẹ vất vả hơn khi bé vào giai đoạn lớn hơn cần phải cai núm ti hoặc khó có thể dỗ cho bé ngủ nếu không có ti giả.
Vậy có nên cho bé ngậm ti giả không?
Có nên cho bé ngậm ti giả không tùy thuộc vào mỗi gia đình. Dựa trên những lợi ích mà ti giả mang lại cùng các vấn đề có thể xảy ra khi bé ngậm ti giả mẹ có thể lựa chọn có nên cho bé sơ sinh ngậm ti giả không. Dù là quyết định nào, khi cho bé sử dụng, mẹ hãy cân nhắc, đảm bảo rằng bé được sử dụng đúng lúc, đúng tuổi và sử dụng đúng cách để tránh những nhược điểm mà loại ti giả này gây ra.
5 Lưu ý khi cho bé ngậm ti giả
Ti giả là một vật dụng quen thuộc đối với nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ti giả có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tuy nhiên cũng có thể có một số rủi ro cho bé khi sử dụng. Có nên cho bé ngậm ti giả không phụ thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của mỗi gia đình. Để sử dụng ti giả cho bé hiệu quả, an toàn nhất, dưới đây là 5 lưu ý khi mẹ cho bé ngậm ti giả.
1. Chọn loại ti giả phù hợp với độ tuổi và kích thước của bé
Có nhiều loại ti giả khác nhau trên thị trường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chẳng hạn như cao su, silicone hoặc nhựa. Cha mẹ cần chọn loại ti giả phù hợp với độ tuổi và kích thước của bé.Tốt nhất mẹ nên chọn những núm vú tựa như núm vú của mẹ, giúp trẻ dễ ngậm mà không ảnh hưởng tới việc bú sữa, không nên chọn ti giả có kích thước quá to hoặc quá cứng có thể sẽ làm trẻ khó sử dụng. Đồng thời, mẹ cần tránh chọn cho bé núm có kích thước quá nhỏ sẽ gây hiện tượng chướng bụng ở trẻ do nuốt phải nhiều khí dư.
Núm ty Dodie Nuit Silicon màu hồng là loại núm ti đến từ thương hiệu Dodie nổi tiếng của Pháp. Núm được làm bằng silicon cao cấp có độ mềm và kích thước gần giống với ti mẹ cùng độ đàn hồi tốt, bé thỏa thích bú mút mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của nướu và lợi non nớt của bé.
2. Vệ sinh ti giả sạch sẽ trước và sau khi cho bé sử dụng
Ti giả được tiếp xúc trực tiếp với miệng bé vì thế mẹ cần vệ sinh núm ti sạch sẽ trước và sau khi cho bé sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Cha mẹ có thể vệ sinh ti giả bằng cách luộc trong nước sôi, ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc rửa sạch bằng xà phòng và nước.
3. Kiểm soát thời gian ngậm, không cho bé ngậm ti giả quá lâu, đặc biệt là khi bé đã ngủ
Việc ngậm ti giả quá lâu, đặc biệt là khi bé đã ngủ, có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị các vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như răng mọc lệch, răng mọc thưa, hô, vẩu.
4. Cai ti giả cho bé khi bé đã đủ lớn
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên cai ti giả cho bé khi bé được 1-2 tuổi. Khi bé đã đủ lớn, bé đã có thể tự ngủ, tự giải tỏa căng thẳng và không còn cần ti giả để an ủi.
5. Không ép buộc bé ngậm ti giả
Nếu bé không muốn ngậm ti giả, cha mẹ không nên ép buộc bé. Cha mẹ có thể thử lại sau một thời gian, để bé làm quen với ti giả trước khi sử dụng.
Phần kết
Bài viết trên đây đã giải đáp cho mẹ việc có nên cho bé ngậm ti giả không. Bách Hóa CC Shop mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp ích cho mẹ chăm sóc bé tốt hơn, có cách sử dụng ti giả cho bé đúng cách.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Top 5 sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện
Mẹ bầu cần ăn gì để con khỏe, thông minh trong 9 tháng thai kỳ?
Quy tắc 4 ấm 1 lạnh phòng bệnh cho bé chống cảm cúm vào mùa đông
Nguyễn Hiền