Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi – 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia

Trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi luôn là nỗi quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ. Trẻ ở các độ tuổi từ 6 đến 24 tháng tuổi là giai đoạn cần được cung cấp đủ vitamin, dưỡng chất đồng thời cần được chăm sóc thật kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó đã làm cho trẻ trở nên gầy gò, ốm yếu. Vậy nguyên nhân của những trường hợp này là gì? Dấu hiệu nhận biết? Có cách nào để khắc phục hay không. Cùng Bách Hóa CC Shop tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin.

Trẻ bị suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Suy dinh dưỡng là thuật ngữ chuyên dành cho những trẻ có tình trạng cơ thể yếu ớt, thấp còi. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, protein, khoáng chất, chất béo,… Bởi sự thiếu hụt này đã làm nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ, trẻ yếu ớt, thấp còi hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Trẻ bị suy dinh dưỡng về lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm trong tương lai. Vậy làm sao biết trẻ bị suy dinh dưỡng? Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có các dấu hiệu như:

  • Cơ thể yếu ớt, ốm yếu, gầy gò
  • Cơ thể teo tóp, cân nặng giảm
  • Trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí não
  • Sức đề kháng yếu, chậm nói
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, ít chơi đùa, kém linh hoạt
  • Bắp tay, chân mềm nhão, bụng to dần
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng – cơ thể thấp còi, ốm yếu

Tình trạng này nếu để diễn biến lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra các bệnh nguy hiểm. Vậy nên khi phát hiện những dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng này hãy tìm cách chữa trị để bảo vệ sức khỏe, hệ miễn dịch trẻ tốt hơn.

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng có rất nhiều nguyên nhân:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, trẻ bị suy dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến các bậc cha mẹ. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe tuy nhiên bên trong đó có chứa một lượng nhỏ là vi khuẩn có hại, chiếm đến 15%. Khi hệ vi sinh mất cần bằng làm cho cơ thể chiếm nhiều vi khuẩn có hại hơn từ đó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Trẻ biếng ăn, lười ăn
  • Thiếu enzym tiêu hóa: Thiếu enzim tiêu hóa làm cho cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, làm cho trẻ thiếu hụt vitamin, dưỡng chất từ đó cơ thể ăn nhiều mà không thể tăng cân.
  • Ống tiêu hóa của trẻ có vấn đề: Ống tiêu hóa của trẻ có vấn đề gây ra các bệnh viêm ruột, viêm loét dạ dày hay hội chứng kích thích ruột từ đó trẻ biếng ăn, không thể hấp thụ được dinh dưỡng, nghèo dinh dưỡng dẫn đến cơ thể yếu ớt, thấp còi.
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Hệ tiêu hóa có vấn đề làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng
  • Trẻ bị mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột: Các triệu chứng như tiêu chảy, viêm phổi, giun sán,… làm cho trẻ ngày càng yếu ớt. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh này cũng là nguyên nhân khiến cho các vi khuẩn có lợi ngày càng mất đi từ đó làm giảm quá trình lên men thức ăn, trẻ biếng ăn dẫn đến thấp còi, trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị thiếu chất: Trường hợp thiếu chất ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
    • Trong khi mang thai: Giai đoạn này nếu mẹ không được bổ sung đủ dinh dưỡng, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng ngay trong bào thai.
    • Giai đoạn cho con bú: Khi con còn trong giai đoạn bú sữa mẹ nhưng mẹ không đủ sữa cung cấp cho con, con phải uống sữa ngoài cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng đôi khi giảm khả năng miễn dịch, chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi.
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Trẻ bị thiếu chất ngay từ trong bụng mẹ
    • Giai đoạn ăn dặm: Thời gian ăn dặm phải đảm bảo trẻ không ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn. Điều này sẽ khiến trẻ phát triển chậm do thiếu máu, thiếu sắt, thiếu năng lượng.
    • Khi trẻ lớn: Dù lớn hay nhỏ, các bữa ăn hàng ngày của bé mẹ cần phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Nếu cứ cho trẻ ăn theo sở thích trong một thời gian dài mà không có dinh dưỡng như thế rất dễ khiến cho trẻ thiếu các dưỡng chất, dinh dưỡng cần thiết.

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi không những không tốt cho sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

  • Trẻ dễ bị mắc bệnh: Khi cơ thể yếu ớt, các vi khuẩn có lợi mất cân bằng từ đó giảm hệ miễn dịch ở trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh do nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, tiêu chảy. Khi bị các bệnh này, cơ thể của trẻ sẽ ngày càng yếu ớt, trẻ biếng ăn và khó có thể hấp thụ được dinh dưỡng.
  • Chậm phát triển, cơ thể thấp còi:
    • Trẻ bị suy dinh dưỡng cơ thể sẽ không có đủ chất để nuôi dưỡng cơ thể dẫn đến trẻ bị chậm phát triển, cơ thể thấp còi, các chỉ số về chiều cao, cân nặng, chỉ số IQ, EQ,… ngày càng giảm và không phát triển so với các bạn cùng trang lứa.
    • Bên cạnh đó, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tập trung, tư duy logic kém khiến thành tích học tập, lao động của trẻ thấp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống sau này.
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Trẻ bị suy dinh dưỡng gây ra nhiều hệ lụy về sau
  • Thừa cân, béo phì: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ khó kiểm soát được lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể từ đó gây nên tình trạng thừa cân, béo phì đôi khi còn mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm.
  • Tăng tỷ lệ tử vong: Khi cơ thể không nạp được năng lượng cũng như các dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể trẻ dễ mắc bệnh, cơ thể không thể chống chọi được bệnh tật từ đó tăng khả năng tử vong.

5 Lời khuyên của chuyên gia khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ chậm phát triển, giảm cân, ốm yếu cần được phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục tránh những hệ lụy về sau. Khi nhà có trẻ bị các dấu hiệu kể trên đừng nên lơ là. Dưới đây là 5 lời khuyên của chuyên gia khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.

1. Cân bằng dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi rất quan trọng. Trong bữa ăn hàng ngày hãy cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ. Đây là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch. Xây dựng một thực đơn khoa học, cung cấp đủ các dưỡng chất từ những nhóm thực phẩm chính như chất đạm, chất béo, tinh bột, rau củ, trái cây.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Cân bằng dinh dưỡng hàng ngày trong các bữa ăn

Để cung cấp thêm vitamin, dưỡng chất cần thiết cho trẻ, ngoài bữa ăn chính mẹ cần bổ sung thêm các bữa phụ hoặc thêm những loại nước uống như sữa, nước ép trái cây,…. để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ ăn sữa chua để cung cấp các vi sinh có lợi hỗ trợ đường ruột.

Lưu ý, các bữa ăn phụ phải đảm bảo trước bữa ăn chính 2 giờ để cơ thể có thể chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng bên cạnh đó cần đảm bảo không cho trẻ ăn quá no để cơ thể có thể cân bằng dinh dưỡng, thời gian ăn cố định tốt cho đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Bổ sung vitamin cho trẻ bị thấp còi từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau

Ngoài các bữa ăn chính như đã kể trên, hãy bổ sung vitamin cho trẻ ngay cả những bữa ăn phụ từ trong rau củ và trái cây, nhằm hỗ trợ thêm lượng chất xơ, giúp bé tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó có thể bổ sung vitamin từ các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Kẹo dẻo bổ sung vitamin cho bé Smarty Pant Kid Complete

Đây là thực phẩm chức năng cung cấp vitamin cho trẻ với công thức All In One cung cấp hàm lượng multivitamin + omega 3, D3 và B2 tốt cho sự phát triển và miễn dịch ở trẻ. Sản phẩm cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất tốt hỗ trợ toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Các dưỡng chất này sẽ khắc phục được tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi đồng thời bé sẽ được phát triển chiều cao, trí não, khả năng ghi nhớ cũng như trí thông minh.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Kẹo dẻo bổ sung vitamin cho bé Smarty Pants Kid Complete

Mua hàng nhanh tại đây: Kẹo Dẻo Bổ Sung Vitamin Cho Bé Smarty Pants Kid Complete

Kẹo dẻo vitamin L’il Critters Gummy Vites

Đây là sản phẩm có chứa lên đến 10 loại vitamin và khoáng chất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Những viên kẹo hình gấu ngộ nghĩnh cùng với hương thơm trái cây hấp dẫn sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, bổ sung được nhiều dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ bảo vệ trẻ ngăn chặn trẻ bị thấp còi. Sản phẩm chứa nhiều thành phần chất lượng cao tuy nhiên các bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Kẹo dẻo vitamin L’il Critters Gummy Vites – Kẹo dẻo cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Mua hàng nhanh tại đây: Kẹo Dẻo Vitamin L’il Critters Gummy Vites

Bên cạnh đó còn nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo tại đây.

3. Không xay nhuyễn thức ăn khi trẻ có thể tự nhai

Việc xay nhuyễn thức ăn chỉ nên thực hiện đối với trẻ còn nhỏ, chưa mọc răng. Còn với trường hợp trẻ đã có răng, có thể tự nhai hãy để cho trẻ tự nhai để có thể tiết men tiêu hóa tại khoang miệng, kích thích ăn uống hiệu quả. Việc xay nhuyễn thức ăn đôi khi cũng là nguyên nhân khiến trẻ thụ động, biếng ăn từ đó cơ thể khó hấp thụ được đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Không xay nhuyễn thức ăn nếu trẻ đã có khả năng nhai

4. Tăng cường hoạt động thể thao ngoài trời

Đối với trẻ nhỏ hãy chăm đem trẻ đi phơi nắng vào sáng sớm để cung cấp vitamin D một cách tự nhiên giúp xương chắc khỏe. Trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu vitamin D thường xuất hiện ở trẻ tại các vùng phát triển như thành phố, trẻ quá được bao bọc dẫn đến không thể tiếp xúc được với ánh mặt trời hoặc tiếp xúc quá ít cũng là nguyên nhân.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Tập luyện thể dục, vui chơi cùng trẻ để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe

Các hoạt động thể thao, tập thể dục sẽ giúp bảo vệ trẻ tốt hơn, tăng sự phát triển chiều cao, xương khớp đồng thời tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe khỏe mạnh. Việc tập thể dục còn giúp bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tật. Ngoài ra, nó còn giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể. Vậy nên hãy cho trẻ tập luyện thể dục ngay khi còn nhỏ, tùy vào từng độ tuổi mà có những bài tập sao cho phù hợp.

5. Ngủ đủ giấc, cân bằng giờ sinh học

Giấc ngủ rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất cũng như đào thải độc tố nhất là với trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe, cung cấp năng lượng từ đó giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Quá trình ngủ cơ thể vẫn sẽ hoạt động, thực hiện bài tiết, thải độc gan,… từ đó thanh lọc cơ thể tốt hơn cho ngày hôm sau, tăng năng lượng.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Thấp Còi - 5 Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Ngủ đủ giấc, cân bằng giờ sinh học là một biện pháp cải thiện sức khỏe trẻ bị suy dinh dưỡng

Ngủ bao nhiêu là đủ? Bạn thường xuyên nghe rằng mỗi người cần phải ngủ đủ 8 tiếng tuy nhiên, khái niệm này chỉ đúng với người lớn tuổi. Trẻ em nhất là những trẻ trong giai đoạn phát triển cần có thời gian ngủ đủ để phát triển tốt nhất. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ của trẻ chiếm đến 20 giờ trong ngày. Những trẻ ở độ tuổi 1-6 tuổi hãy để trẻ có giấc ngủ trong khoảng 10-12 giờ/ngày. Với trẻ 7-13 tuổi từ 9-10 giờ/ngày.

Phần kết

Trên đây là những thông tin về căn bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc trẻ cũng như hạn chế và chấm dứt tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Top 5 Sữa Tắm Gội Cho Em Bé An Toàn, Dịu Nhẹ
Bật Mí 7 Bí Quyết Chăm Con Khỏe, Thông Minh Ngay Từ Trong Bụng Mẹ
Mẹo chăm sóc răng miệng đúng chuẩn cho cả gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *