8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, kém thông minh

Bé ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng để phát triển toàn diện. Lúc này bé cần hấp thu dinh dưỡng, dưỡng chất để tập đi, tập nói và phát triển trí não. Tuy nhiên, có những thói quen không tốt khi cho bé ăn nhiều mẹ thường mắc phải nhưng không biết khiến cho bé hấp thụ kém, kém phát triển.

Để giúp quá trình cho bé ăn dặm đạt hiệu quả, bé hấp thụ và phát triển tốt nhất mẹ cần nắm vững các nguyên tắc khi cho bé ăn dặm đồng thời tránh những thói quen không tốt dưới đây để có cách chăm sóc con tốt nhất, mẹ an tâm. Bách Hóa CC Shop chỉ ra 8 sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, phát triển kém.

Ăn dặm là gì? Giai đoạn nào nên cho bé ăn dặm?

Ăn dặm là một quá trình thay đổi cách ăn từ dạng lỏng (sữa mẹ, sữa công thức) sang thức ăn dạng sệt (cháo, súp) và dạng cứng (các loại trái cây, rau củ,…). Đây là bước chuyển vô cùng quan trọng, là bước đệm để bé phát triển toàn diện đồng thời hoàn thiện kỹ năng ăn uống của trẻ sau này.

Vậy khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm? Bé sau 4 tháng tuổi cần cung cấp một nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn mà sữa mẹ hoàn toàn không thể đáp ứng đủ. Nhu cầu của bé tăng cao để có thể phát triển toàn diện. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm để cho bé ăn dặm tốt nhất là giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu phát triển hoàn thiện hơn, có thể tiêu hóa được các loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể ngồi vững, cầm nắm được đồ vật, và có biểu hiện tò mò với thức ăn.

Sai lầm khi cho bé ăn dặm
Khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm? Sai lầm khi cho bé ăn dặm nhiều mẹ gặp phải?

Bên cạnh đó, sữa mẹ ở giai đoạn này cũng bị loãng và ít dần đi không thể đáp ứng đủ nhu cầu của bé chính vì thế, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt hơn, cứng cáp hơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ có thể sẵn sàng ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ mẹ cần xem xét, cân nhắc để tránh khỏi những sai lầm khi cho bé ăn dặm. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Trẻ có thể ngồi vững, ngẩng đầu, và giữ đầu ổn định.
  • Trẻ có thể cầm nắm và đưa đồ vật vào miệng.
  • Trẻ tò mò với thức ăn, nhìn theo khi người lớn ăn, và háo hức được thử thức ăn.
  • Trẻ có thể mở miệng khi thấy thức ăn được đưa vào.

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm nhiều mẹ gặp phải bé kém hấp thụ, kém thông minh

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không ít mẹ mắc phải những sai lầm khi cho bé ăn dặm, khiến bé kém hấp thụ, kém thông minh. Dưới đây là 8 sai lầm phổ biến mà mẹ cần tránh khi cho bé ăn dặm:

1. Cho bé ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu phát triển hoàn thiện hơn, có thể tiêu hóa được các loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi, có thể dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…

Một số mẹ cho rằng cho bé ăn càng sớm bé sẽ cứng cáp hơn, phát triển tốt hơn nên đã cho bé ăn dặm từ 3 hoặc 4 tháng tuổi. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bé ăn quá sớm, hệ tiêu hóa còn non chưa thể thích nghi hoàn toàn, chưa thể tiêu hóa được các loại thức ăn đặc. Nếu cho bé ăn dặm sớm, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm việc quá sức, dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Sai lầm khi cho bé ăn dặm – Cho bé ăn dặm quá sớm

Bên cạnh đó, giai đoạn 3 hoặc 4 tháng bé chưa thực sự sẵn sàng để ăn thức ăn khác, bé đang cần một nguồn dinh dưỡng tốt như sữa mẹ để có thể phát triển toàn diện. Sữa mẹ là thức ăn và là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được.

Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, bao gồm protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Nếu cho bé ăn dặm sớm, trẻ sẽ không được bú sữa mẹ đầy đủ, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.

2. Cho bé ăn dặm quá muộn

Nếu cho bé ăn dặm quá muộn, trẻ có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy sữa mẹ là thức ăn và là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ tuy nhiên khi bé 6 tháng tuổi, bé cần nhiều dinh dưỡng hơn, cần có đủ các chất để đáp ứng nhu cầu đi lại, vui chơi, khám phá,… mà sữa mẹ lúc này không thể đáp ứng đủ. Bé cần nhiều hơn các dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D, E, K nếu cho bé ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ bị thiếu hụt, dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Sai lầm khi cho bé ăn dặm – Cho bé ăn dặm quá muộn

Đây là một sai lầm khi cho bé ăn dặm khá phổ biến mà nhiều mẹ mắc phải. Nhất là những mẹ bận rộn với công việc, không có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con. Mặt khác, hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn còn non yếu, dễ bị nhiễm trùng. Nếu cho bé ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ không được tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, táo bón, viêm đường ruột,… trẻ dễ mắc bệnh hơn, khó thích nghi.

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Bé ăn dặm quá muộn không thể cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu hàng ngày

Ngoài ra, nếu cho bé ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ không quen với việc ăn thức ăn đặc, từ đó có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện, tránh sai lầm khi cho bé ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm. Cha mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ ăn dặm khoa học, cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

3. Cho bé ăn một loại thực phẩm quá lâu

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn một loại thực phẩm mới mỗi lần, cách nhau 3-5 ngày để theo dõi xem bé có dị ứng với thực phẩm đó hay không. Nếu bé không có biểu hiện dị ứng, mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn loại thực phẩm đó.

Tuy nhiên cũng không nên cho bé ăn một loại thực phẩm quá lâu vì như thế sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Việc chỉ cho bé ăn một loại thực phẩm duy nhất bé rất dễ bị ngán, chán ăn dẫn đến việc không muốn ăn thực phẩm đó nữa vì thế mẹ cần thay đổi để bé cải thiện tốt nhất.

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Thần thánh hóa nước hầm xương khiến bé không cung cấp đủ dưỡng chất

Nhiều mẹ thường thần thánh hóa nước hầm xương, cho rằng loại nước này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ nhưng thực chất, nước xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng “nghèo” canxi hơn cả thịt. Để hấp thụ canxi một cách tốt nhất chỉ nước hầm xương là chưa đủ, mẹ cần cân bằng hàm lượng canxi và phốt pho. Mà hai thành phần này trong nước xương rất thấp bên cạnh đo quá trình ninh nấu, chất béo động vật trong tủy xương thoát ra, là chất béo không tốt gây no, khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Xây dựng chế độ ăn dặm khoa học, đa dạng cung cấp nhiều dưỡng chất

Mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhưng không quá gò bó để bé phát triển toàn diện. Hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn, chỉ một sai lầm khi cho bé ăn dặm thôi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện vì thế, đây là giai đoạn mẹ cần chú ý nhiều nhất. Mẹ cần thực hiện đúng quy tắc ăn dặm như được khuyến cáo để đảm bảo an toàn, chăm sóc trẻ tốt nhất.

Xem thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Dinh Dưỡng Cho Bé 6 Đến 12 Tháng Tuổi Đơn Giản Đủ Dưỡng Chất

4. Cho bé ăn dặm không đúng cách, ăn quá nhiều cùng một lúc

Tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, không thể tiêu hóa được một lượng thức ăn quá nhiều một lúc. Mẹ nên cho bé ăn ít một, từ từ tăng dần lượng ăn theo thời gian. Cho bé ăn dặm không đúng cách tránh những sai lầm khi cho bé ăn dặm đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Tăng dần số lượng ăn của bé không nên ép bé ăn quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc. Hãy cho bé ăn từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến ½ chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi và các thức ăn dặm khác cũng tương tự.
  • Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Công thức cho bé ăn dặm đúng nhất là từ các thức ăn loãng đến thức ăn dạng đặc. Loãng như nước cơm rồi sệt dần, sau đó sẽ là bột đặc hơn, cứng hơn.
  • Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên mẹ nên cho bé kết hợp giữa bú mẹ và sữa công thức sau đó có thể chèn vào là những bữa ăn dặm dinh dưỡng với nhiều dưỡng chất. Hãy cho bé ăn những món ăn đơn giản trước sau đó chuyển dần sang phức tạp với các món từ thịt, rau củ,…
8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Cho bé ăn dặm không đúng cách, ăn quá nhiều cùng một lúc

Xem thêm: Top 10 loại sữa cho bé từ 6-12 tháng tuổi cho bé tăng trưởng toàn diện

5. Cho bé ăn quá nhiều đạm

Nhiều mẹ nghĩ rằng cho bé ăn nhiều đạm sẽ giúp bé mau lớn, tăng cân nhanh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Lượng đạm quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến bé bị táo bón, tiêu chảy,…

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng đạm cần thiết cho trẻ ăn dặm như sau:

  • Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: 1,2-1,5g/kg/ngày
  • Trẻ từ 9-11 tháng tuổi: 1,5-1,8g/kg/ngày
  • Trẻ từ 12-36 tháng tuổi: 1,8-2,2g/kg/ngày

6. Cho bé ăn quá nhiều chất béo

Chất béo là một chất dinh dưỡng quan trọng, giúp bé hấp thụ các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều chất béo. Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ăn dặm là khoảng 30-40% tổng năng lượng. Nhiều mẹ có quan niệm sai lầm khi cho bé ăn dặm rằng, cho bé ăn nhiều chất béo sẽ giúp bé mau lớn, tăng cân nhanh. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, là nguyên nhân khiến bé gặp phải các vấn đề như tăng cân quá mức, rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe tim mạch,…

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Sai lầm khi cho bé ăn dặm – Cho bé ăn quá nhiều chất béo khiến dạ dày không thể hấp thu

7. Cho bé ăn quá nhiều đường, các gia vị

Đường là một chất ngọt, dễ hấp thu, nhưng không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Nhiều cha mẹ có quan niệm rằng cho bé ăn nhiều đường, gia vị sẽ giúp các món ăn ngon hơn, bé mau lớn, tăng cân nhanh. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, là một sai lầm khi cho bé ăn mà nhiều mẹ mắc phải. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,… bên cạnh đó hạn chế chế biến gia vị để đảm bảo an toàn sức khỏe.

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Cho đường và gia vị quá nhiều trong các món ăn dặm, sai lầm khi cho bé ăn dặm nhiều mẹ gặp phải

Trẻ từ 6 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa hoàn toàn, thận không thể hoạt động để đào thải những chất độc ra khỏi cơ thể. Chính vì thế khi mẹ cho các gia vị vào thức ăn đặc biệt là đường, muối, nước mắm thì thận sẽ hoạt động quá mức từ đó rối loạn vị giác, trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hạt nêm Youki là loại hạt nêm có thể dùng để nấu các món ăn dặm cho bé với đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo an toàn, mẹ có thể dùng loại gia vị này để nấu thay thế các gia vị khác.

Xem thêm: Hạt nêm Youki (500g) – Nhật Bản – Hủ

8. Nấu 1 lần ăn cả ngày

Nấu 1 lần ăn cả ngày là một sai lầm khi cho bé ăn dặm của rất nhiều phụ huynh. Mẹ thường cho rằng việc nấu một lần các loại thức ăn sẽ giúp bé ăn đều hơn, khi bé đói có thể có đồ ăn ngay, tiện lợi trong việc chăm con mà không mất quá nhiều thời gian. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm khiến bé không thể hấp thu hết dinh dưỡng, bé chậm lớn, chậm phát triển.

8 Sai lầm khi cho bé ăn dặm khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng, bé kém thông minh mẹ mắc phải
Sai lầm khi cho bé ăn dặm – nấu 1 lần ăn cả ngày

Việc hâm lại thức ăn cũng như ăn lại thức ăn đã cũ sẽ khiến cho dinh dưỡng bên trong món ăn bị bay mất, không còn mùi vị thơm ngon như ban đầu. Cho nên nếu mẹ vẫn cho bé ăn nhiều hơn về khẩu phần ăn trong ngày hoặc ăn nhiều lần đi chăng nữa thì khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé cũng vô cùng kém, bé không thể hấp thụ dinh dưỡng hàng ngày.

Phần kết

Như vậy, có rất nhiều sai lầm khi cho bé ăn dặm mà mẹ thường mắc phải khiến bé chậm phát triển, kém thông minh. Vậy nên, mẹ cần chú trọng hơn trong chế độ ăn dặm của bé mỗi ngày, tránh những sai lầm trên để chăm sóc bé tốt nhất, bảo vệ sức khỏe. Bách Hóa CC Shop hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi trên đây có thể giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc con, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học trong giai đoạn bé ăn dặm.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Mách mẹ 9 cách chăm sóc bé bị ốm khỏi bệnh nhanh và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Top 5 sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện

Mẹ bầu cần ăn gì để con khỏe, thông minh trong 9 tháng thai kỳ?

Nguyễn Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *