Giai đoạn từ 6 tháng tuổi là giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Ở giai đoạn này nguồn thức ăn chính cho bé vẫn là sữa mẹ tuy nhiên, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm để thích nghi với nhiều thực phẩm khác, giúp bé phát triển nhanh hơn.
Vậy thực đơn ăn dặm cho bé gồm những thực phẩm nào? Làm sao có thể giúp bé ăn ngon mà không gây khó khăn cho mẹ? Bách Hóa CC Shop cung cấp thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 6 đến 12 tháng tuổi đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp bé khỏe, thông minh và phát triển khỏe mạnh.
Ăn dặm là gì? Tại sao cần cho bé ăn dặm?
Ăn dặm là một giai đoạn đánh dấu bước chuyển lớn của bé. Giai đoạn ăn dặm thông thường sẽ từ 6 tháng tuổi trở lên, lúc này dạ dày bé đã hoàn toàn có thể thích nghi với những thức ăn mới, nguồn dinh dưỡng mới bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức. Bé sẽ chuyển thức ăn dạng lỏng như sữa mẹ, sữa công thức sang những thức ăn dạng sệt, đặc hơn như những thức ăn dạng bột lỏng, cháo, rau hay hoa quả,…
Ăn dặm là một cách giúp cho bé hình thành phản xạ nhai, nuốt đồng thời giúp bé thích nghi với những thức ăn ngoài. Trẻ từ 6 tháng tuổi sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của con mặc dù đây là nguồn thức ăn tốt nhất cho bé. Đây là giai đoạn bé tập bò, tập đi, tập đứng,… chính vì thế nếu chỉ bổ sung sữa mẹ hoàn toàn không thể đáp ứng nhu cầu để trẻ phát triển.
Chính những lý do này, mẹ cần phải chú ý hơn trong chăm sóc con. Mẹ cần giảm dần số lần cho con bú, tăng dần lượng sữa công thức hoặc những thực phẩm ăn dặm cho con.
Nguyên tắc ăn dặm cho con
Trước khi cho con ăn dặm mẹ cần chú ý đến nguyên tắc ăn dặm cho con để có thể cho con ăn dặm đúng cách, an toàn.
Thời điểm ăn dặm
Như đã trình bày ở trên, thời điểm ăn dặm tốt nhất được các chuyên gia khuyến cáo từ giai đoạn 6 tháng tuổi. Qua 6 tháng, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện, bé có thể tiêu hóa được những thức ăn khác dưới dạng mềm. Đây là bước ngoặt quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày giúp bé làm quen với những thực phẩm khác chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho bé. Ngoài ra, giai đoạn này còn là giai đoạn phát triển giúp bé thực hiện những thay đổi như đi, đứng, bò, lật,… chính vì thế bé cần nhiều năng lượng hơn để thực hiện.
Ngoài mốc thời gian là 6 tháng, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời điểm 4 tháng bé đã có thể tự tiêu hóa thức ăn, enzim phân hủy tinh bột trong nước bọt cũng đã có chính vì thế mẹ có thể cho bé ăn dặm ngay từ khi 4 tháng.
Để biết được thời điểm nào thích hợp để mẹ cho bé ăn dặm, mẹ cần quan sát những hành động, cử chỉ của bé như bé biết ngồi, bé có những phản ứng đón nhận thức ăn, tiết nhiều nước bọt, cầm nắm đồ vật đưa lên miệng,… Như vậy, ở thời điểm này mẹ cần chuẩn bị thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé để bé tập thích nghi tốt hơn.
Thời điểm kết thúc ăn dặm là 24 tháng, qua thời điểm này mẹ nên kết thúc ăn dặm cho bé. Sau 24 tháng, bé bắt đầu đi học mẫu giáo, sẽ có nhiều sự thay đổi trong cách ăn uống cần bé phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, mẹ nên thay đổi cho bé từ từ để có thể thích nghi. Tuy đây không phải là mốc thời gian chính xác tuyệt đối, bé có thể thay đổi từ từ nên có thể sẽ chênh lệch một vài tuần. Tuy nhiên mẹ hãy yên tâm bé có thể từ thay đổi và thích nghi.
Không ép buộc ăn hay bú
Khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ không nên ép buộc bé phải ăn hay bú. Tốt nhất nên để trẻ tự quyết định khẩu phần ăn của mình bởi dạ dày bé rất nhỏ, thường chúng ta sẽ không biết được bao nhiêu là đủ nên không nên ép bé ăn. Nếu bé biếng ăn, ba mẹ nên tìm cách giúp bé ăn ngon hơn chẳng hạn như làm thức ăn thành nhiều hình dáng, nhiều màu sắc,…
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể quan sát để biết bé có những sở thích gì, chọn những món bé thích thêm vào khẩu phần ăn. Đặc biệt nên cho bé tự khám phá cách múc thức ăn hoặc đưa thức ăn vào miệng để kích thích trí thông minh cũng như giúp bé ăn ngon hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng cần phải quan sát và cân nhắc về thời gian ăn của bé không nên cho bé ăn quá lâu mà cần có thời gian cụ thể. Chẳng hạn, thời gian mẹ muốn con ăn là 30 phút thì sau khoảng thời gian này mẹ không nên cho bé ăn tiếp để hình thành thói quen. Nếu trẻ không ăn nhanh trong thời gian đó thì sẽ bị đói chính vì thế, cần tập cho bé ăn theo thời gian cố định để hình thành thói quen tốt.
Ăn vừa đủ từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn
Hãy tập ăn dặm cho bé khi bé đã sẵn sàng, ăn từ từ, từ ít đến nhiều không nên ép bé ăn một lần quá nhiều sẽ khiến dạ dày bé khó hấp thụ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe bé. Thay vì cho bé ăn nhiều một lần, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn để bé cảm thấy thoải mái nhất. Cho bé ăn với số lượng nhỏ từ từ tăng dần lên để bé thích nghi.
Thức ăn cho bé cũng nên cho ăn từ loãng đến đặc. Làm quen cho bé với sữa công thức, pha bột loãng. Với những thức ăn khác như cơm, trái cây,… mẹ có thể tự xay cho bé, xay nhuyễn, loãng, mịn theo tỷ lệ 1:10 và sánh như kem là được.
Đặc biệt, mẹ nên thay đổi nhóm tinh bột, nhóm béo, nhóm đạm, nhóm vitamin và chất khoáng cần thiết giúp bé hấp thu tốt nhất. Đây là giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm vì thế sữa mẹ vẫn luôn là nguồn thức ăn chính của bé, mẹ nên tuân thủ để giúp bé phát triển tốt nhất.
Tham khảo: Top 5 Loại Sữa Bột Tốt Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Tuổi
Bên cạnh đó, hương vị món ăn mẹ cũng cần cân nhắc. Nên cho bé ăn những thức ăn có vị ngọt trước rồi mới đến mặn. Nhiều mẹ thường cho rằng bỏ muối vào khẩu phần ăn của bé sẽ giúp bé ăn ngon hơn nhưng thực chất đây là một quan niệm sai lầm.
Thời gian đầu mẹ nên cho bé ăn cháo ăn liền loãng, bột vị ngọt, bột yến mạch cùng rau, củ quả và không nêm gia vị sau khoảng 2 đến 4 tuần mới bắt đầu cho bé ăn mặn. Hãy để cho bé tự cảm nhận vị giác, những món ăn nhạt trước sau đó mới thay đổi dần để hệ tiêu hóa bé thích nghi tốt hơn. Hạt nêm Youki là loại hạt nêm có thể dùng nấu món ăn dặm cho bé giúp hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Cân nhắc những thức ăn tự nhiên từ rau củ quả, không nên cho bé ăn những thực phẩm bảo quản lâu hoặc những thực phẩm đóng hộp. Hãy làm quen với một loại thực phẩm trong khoảng 3 đến 5 ngày sau đó mới đổi để quan sát những món bé thích từ đó thay đổi sao cho phù hợp. Lưu ý các thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết. Mẹ không nên dồn vào một mà có thể chia những nhóm thực phẩm thành nhiều ngày tiếp theo để bé hấp thụ.
Xây dựng thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé cân đối các nhóm thực phẩm
Mẹ nên cân đối các nhóm thực phẩm từ tinh bột, nhóm vitamin, nhóm đạm, nhóm béo và đặc biệt bổ sung thêm dầu ăn như dầu mè để bé hấp thụ dinh dưỡng.
- Nhóm bột đường: bột mỳ, gạo, bánh mỳ, bún, ngô, khoai, phở…
- Nhóm đạm: đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác, thịt, cá, trứng, sữa, tôm (hạn chế cho bé ăn nhóm đạm bởi dạ dày bé còn yếu có thể dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đi ngoài).
- Nhóm béo: dầu, bơ, mỡ và các loại hạt có dầu.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại trái cây và rau củ.
Tập thói quen ăn tốt
Một thói quen ăn tốt sẽ giúp mẹ nhẹ nhàng trong việc chăm sóc con hơn đồng thời giúp bé phát triển tốt hơn. Vậy nên, mỗi bữa ăn mẹ hãy tập cho bé những thói quen ăn tốt như ngồi ăn, không bế đi ăn rong đồng thời không dụ dỗ bé ăn bằng cách làm bé phân tâm.
Những thói quen sai lầm của các mẹ khi cho con ăn đó là dùng những thiết bị điện tử, đồ chơi hoặc mở các chương trình để cho bé ăn như thế là không tốt, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đồng thời khiến bé tiêu thụ thức ăn kém hơn.
Bên cạnh đó, việc làm bé phân tâm bằng những đồ chơi, tivi, những thiết bị điện tử cũng vô tình giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời việc bế bé đi ăn rong, cho chơi đồ chơi khi ăn còn tạo thói quen không tốt khiến bé lúc nào cũng muốn được bế, lúc nào cũng được cho chơi mới ăn,… Thay vào đó, hãy tạo niềm vui cho bé bằng những lời khen ngợi hoặc kể chuyện khiến bé tò mò hơn kích thích trí não.
Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi giúp bé thông minh, phát triển khỏe mạnh
Có rất nhiều thực đơn cho bé ăn dặm, dưới đây là một số thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cơ bản cho bé từ 6 tháng tuổi mẹ có thể áp dụng giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.
1. Bột ăn dặm cho bé – Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi
Bột ăn dặm cho bé là một trong những thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé được nhiều mẹ tin tưởng. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại bột ăn dặm phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của bé, mẹ có thể cân nhắc hương vị bé thích để lựa chọn. Tốt nhất nên chọn những loại bột có hương vị gần giống với sữa mẹ để bé tập làm quen, thích nghi để ăn ngon hơn, không bị lạ vị.
Chọn những loại bột có thành phần dinh dưỡng cao, đáp ứng đủ các dưỡng chất cho cơ thể như chất đạm, vitamin, khoáng chất,… Những loại bột có chứa chất xơ, lợi khuẩn chính là lựa chọn tuyệt vời cho bé giúp bé dễ hấp thụ, ăn ngon hơn. Hãy pha bột theo công thức tiêu chuẩn 100 ml nước hòa chung 10 gr bột. Nếu mẹ thấy đặc quá có thể thêm lượng nước sao cho bé hấp thu tốt nhất.
Một số bột ăn dặm mẹ có thể cho bé thử như Bột ăn dặm HiPP, Bột ăn dặm Heinz, Bột ăn dặm Optimum Gold,…
2. Cháo mịn nấu với cà rốt đơn giản – Thực đơn dinh dưỡng cho bé ăn dặm mỗi ngày
Bé sau 6 tháng tuổi có thể hấp thụ được cháo. Mẹ có thể thay vào khẩu phần ăn của bé một phần cháo để bé làm quen với cách nhai cũng như dễ dàng hấp thụ. Cà rốt có chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển trí não, sức khỏe của trẻ. Ăn cà rốt có thể hạn chế được những chứng táo bón bởi trong cà rốt có hàm lượng chất xơ cao giúp hoạt động đường ruột tốt hơn, loại bỏ giun đường ruột,…
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, hợp chất luteolin cùng nhiều vitamin, khoáng chất có thể giúp bé tăng cường thị giác, hỗ trợ trí nhớ ngăn ngừa chứng viêm não ở trẻ từ đó trẻ thông minh hơn, khỏe mạnh hơn. Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé đơn giản với cách nấu cháo không quá phức tạp mà bất kể mẹ nào cũng có thể thực hiện để làm cho con ăn.
Chuẩn bị:
- Cà rốt
- Trứng gà
- Gạo tẻ
- Dầu oliu cho bé
Thực hiện:
Xử lý cà rốt với các bước cơ bản như gọt vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu. Gạo nên vo sạch và ngâm khoảng 30 phút trước khi nấu. Tiếp đến, bạn nên luộc chín cà rốt và nghiền nhuyễn để nấu cháo nhanh nhừ hơn, bé dễ ăn hơn. Bỏ gạo vào nồi, nấu nhừ trong 1 giờ sau đó cho cà rốt vào. Lấy lòng đỏ cho vào chén và đánh đều đợi cháo chín bỏ vào nấu cho chín.
Trước khi cho cháo vào chén, mẹ có thể ray qua ray lọc để cháo nhừ hơn, nhuyễn hơn bé dễ ăn hơn. Đồng thời, mẹ có thể cho thêm dầu oliu giúp món cháo ngon hơn đồng thời cung cấp dưỡng chất cho bé. Lưu ý, nên nấu vừa phải, không nên nấu nhiều khiến hương vị món ăn bị giảm hoặc giảm hàm lượng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nấu các loại cháo dinh dưỡng cho bé với các loại rau, củ bổ dưỡng, nhiều dưỡng chất – Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé.
3. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm với súp khoai tây sữa bổ dưỡng
Khoai tây là một thực phẩm không thể bỏ qua trong thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé. Trong khoai tây có chứa một lượng lớn tinh bột, vitamin C, chất xơ rất tốt cho sự phát triển cũng như cung cấp năng lượng cho bé. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi thì mẹ có thể bổ sung thực phẩm này làm món ăn dặm cho bé. Chỉ với những cách làm đơn giản, dễ thực hiện mẹ đã hoàn thành một món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng.
Chuẩn bị:
- Khoai tây
- Sữa tươi hoặc sữa công thức
Thực hiện:
Sơ chế khoai tây bằng cách gọt vỏ, cắt nhỏ sau đó hấp và nghiền nhuyễn. Cho khoai tây đã nghiền nhuyễn cùng với sữa tươi hoặc sữa công thức nấu thành súp sau đó lại cho vào máy xay, xay nhuyễn hoặc dùng ray ray qua một lượt để làm nhuyễn hoàn toàn. Nấu xong bạn có thể múc ra chén, dùng khi đang còn ấm để cung cấp dinh dưỡng như vậy đã có thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé thơm ngon, mới lạ.
Tham khảo sữa công thức cho bé từ 6 tháng tuổi:
Sữa bột Enfamil Enspire Infant Formula
Hộp Sữa Bột Enfamil *Hộp Giấy Vàng* Neuro Pro Cho Trẻ 0-12 Tháng (890g)
Hộp Sữa Bột Enfamil *Hộp Nhựa* Neuro Pro Cho Trẻ 0-12 Tháng (587g)
4. Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ bí đỏ
Bí đỏ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều hàm lượng vitamin A, E, kẽm rất tốt cho sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Đặc biệt với hương vị thơm ngon, vị ngọt tự nhiên từ bí đỏ sẽ kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho sức khỏe, bé sẽ được phát triển toàn diện cả về trí não, thể lực.
Có nhiều công thức làm thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ bí đỏ, mẹ có thể tham khảo các thực đơn dưới đây:
- Bí đỏ nghiền cho bé ăn dặm
Chuẩn bị: Bí đỏ + Nước hầm rau củ/ nước dashi
Thực hiện:
Bí đỏ cần được sơ chế, gọt vỏ và rửa sạch qua với nước. Cắt bí đỏ thành từng khúc nhỏ vừa ăn sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín, mềm. Bí đỏ sau khi được hấp chín, mẹ cho vào chén sau đó dùng rây rây lại hoặc dùng máy xay xay cho nhuyễn. Cho bí đỏ đã nghiền vào nước hầm rau củ/nước dashi với lửa nhỏ, nấu trong khoảng 2 phút để hỗn hợp sôi sau đó tắt bếp. Đây là thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé đơn giản nhất mẹ có thể áp dụng.
- Bí đỏ trộn sữa công thức cho bé
Chuẩn bị: Bí đỏ + sữa công thức
Thực hiện:
Sơ chế bí đỏ như trên với các bước như gọt vỏ, làm sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn. Với sữa công thức, tùy vào từng loại sữa hãy pha theo công thức như hướng dẫn sau đó trộn bí đỏ đã nghiền cùng sữa là đã hoàn thành món ăn dặm dinh dưỡng cho bé.
5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với bơ bổ dưỡng
Bơ là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Trong bơ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ đồng thời bảo vệ hệ tiêu hóa, bảo vệ gan, tốt cho não và thị lực. Bơ mang hương vị béo ngậy, nhiều giá trị dinh dưỡng sẽ là món ăn dặm cho bé kích thích vị giác. Đây là một trong những thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé được nhiều em bé yêu thích.
- Bơ dầm sữa
Chuẩn bị: Quả bơ + sữa công thức
Thực hiện:
Bơ lựa chọn những quả chín vừa, có vỏ sần sùi, căng bóng khi lắc nhẹ có tiếng kêu lúc lắc. Mẹ có thể tham khảo lựa chọn bơ Booth, bơ sáp hoặc bơ 034 để thịt bơ mềm, ngon và hạn chế xơ. Tách phần thịt bơ ra khỏi vỏ, dằm nhuyễn hoặc rây nhuyễn. Phần sữa nên pha theo công thức sau đó trộn sữa và bơ lại thành hỗn hợp cho bé ăn. Nếu bé mới tập ăn dặm, mẹ chỉ nên dùng 1 – 2 thìa sữa trộn với 1 – 2 thìa bơ.
- Bơ trộn chuối ăn dặm
Chuẩn bị: Quả bơ + chuối + sữa công thức
Thực hiện:
Tương tự công thức ăn dặm như trên, mẹ hãy dằm nguyễn chuối và bơ sau đó cho sữa công thức đã pha vào là đã hoàn thành thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé từ 6 tháng.
Tham khảo: Hướng Dẫn Cách Pha Sữa Công Thức Cho Bé An Toàn Và 6 Sai Lầm Khi Pha
Phần kết
Để có một thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé mẹ cần nghiên cứu kỹ lưỡng các món ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cần chủ động tuân thủ những quy tắc trước khi cho bé ăn dặm để chăm sóc trẻ tốt hơn, duy trì thói quen tốt cho bé. Bách Hóa CC Shop mong rằng những chia sẻ của chúng tôi trên đây có thể giúp ích cho mẹ có thể có thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé đồng thời giảm nhẹ gánh nặng khi cho bé ăn dặm.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Top 5 Sữa Bột Nhập Khẩu Mỹ Cho Bé Từ 1 Tuổi Được Nhiều Mẹ Việt Nam Tin Dùng
Triệu Chứng Sốt Siêu Vi Ở Trẻ Em Mẹ Cần Biết Và Cách Chăm Sóc Bé Khi Nhiễm Bệnh
Bật Mí 5 Cách Tăng Chiều Cao Tự Nhiên Cho Bé Hiệu Quả An Toàn Nhất Mẹ Cần Lưu Ngay