Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt

Giai đoạn bé tập đi là một cột mốc khá quan trọng đối với mẹ và bé. Từ 6 tháng trở đi, trẻ đã có sự phát triển tốt về xương khớp. Ở giai đoạn này, mẹ hoàn toàn có thể chỉ dẫn cho trẻ với những bài tập đơn giản từ dáng ngồi, đứng sau đó là đi. Tuy nhiên, có một vài trường hợp trẻ chậm phát triển, tuy đã đến tuổi biết đi nhưng bé vẫn không thể đứng vững, không thể tập đi như thế rất có thể bé đã bị chậm đi.

Nhằm hiểu được những lo lắng này của các bà mẹ, Bách Hóa CC Shop xin chia sẻ một vài bí quyết cho mẹ nhẹ nhàng hơn trong việc hướng dẫn bé tập đi, giúp bé đi cứng cáp hơn, phát triển toàn diện. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cách dạy bé tập đi nhanh, giữ thăng bằng tốt nhất.

Khi nào biết bé chậm đi?

Trẻ nhỏ phát triển qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều đánh dấu một cột mốc riêng phản ánh quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của mỗi bé là không giống nhau vì thế mẹ cần quan sát để biết được bé phát triển đúng hay chưa. Một em bé bình thường sẽ phát triển theo những cột mốc sau:

  • Trẻ trong 1 tháng tuổi đầu tiên: Bé đã biết xoay đầu.
  • Trẻ ở tháng thứ 2: Bé đã biết ngóc đầu lên để quan sát xung quanh, bàn chân có thể duỗi thoải mái.
  • Bé ở tháng thứ 3: Bé đã biết khám phá thế giới xung quanh bằng cách nắm những đồ vật, thích thú khi đưa lên miệng, khi bé nằm sấp, bé có thể ngóc đầu lên, chống tay và lật người.
  • Bé ở tháng thứ 4,5: Lúc này, xương em bé đã phát triển, cứng cáp hơn nên dễ dàng trườn về phía trước (lẫy).
  • Bé ở tháng thứ 6: Bé đã có thể ngồi dựa như dựa vào người mẹ, dựa vào ghế, tường, bé có thể lật xoay người khi nằm sấp.
Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Quá trình phát triển bình thường của bé trải qua nhiều giai đoạn
  • 7 – 9 tháng tuổi: Bé ngồi vững một cách cứng cáp, trườn bò nhanh hơn và có thể cầm nắm vào các đồ vật để đứng dậy, đi những bước chập chững.
  • Tháng thứ 10 – 12: Trẻ có thể tự tập đi từng bước một và lần theo những vật mà bé có thể cầm, nắm hay vịn vào.
  • Bé từ 12 – 18 tháng tuổi: Hầu hết bé đã biết đi và có thể vịn cầu thang để leo trèo lên bàn ghế, đây là độ tuổi bé có thể mò mẫm, khám phá những điều mới bằng những bước đi của mình.
  • Bé 24 tháng tuổi: Bước đi của bé cứng cáp hơn, có thể tự lên xuống cầu thang mà không cần người lớn dắt. Bên cạnh đó, bé còn biết chơi các trò chơi cần sự vận động, linh hoạt như đá bóng.
  • Khi bé 3 tuổi: Bé có thể thoải mái chạy nhảy, chơi đùa cùng bạn bè,…

Trên đây là những giai đoạn phát triển bình thường của bé. Mẹ quan sát nếu nhận thấy trẻ phát triển không đúng với những mốc thời gian trên có thể bé đã bị chậm phát triển. Một số bé chậm đi là bình thường tuy nhiên, nếu bé phát triển chênh lệch quá nhiều so với mốc thời gian trên, mẹ hãy đem bé đi khám để có thể đưa bé vào đúng quỹ đạo.

Nguyên nhân bé chậm đi là gì?

Bé chậm đi thường do rất nhiều nguyên nhân cụ thể phải kể đến những nguyên nhân dưới đây:

  • Ba mẹ quá nuông chiều: Từ nhỏ các bé rất được ba mẹ nuông chiều, ba mẹ thường có thói quen bế bé đi đây đi đó, tập quen với hình thức bế ăn, bế đi chơi khiến cho bé không thể tự lập theo phản xạ tự nhiên từ đó chậm biết đi hơn.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non thường có cơ thể yếu ớt vì ra sớm trước khi phát triển toàn diện trong bào thai. Với một cơ thể yếu ớt, mẹ phải chăm sóc cho bé nhiều hơn để bé phát triển, vì thế cần một khoảng thời gian dài để bé tập đi.
  • Bẩm sinh tự nhiên: Bẩm sinh cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến bé chậm đi. Nếu bé có ba mẹ chậm đi từ lúc nhỏ thì đây là điều hết sức bình thường. Bé sẽ có thể đi bình thường chỉ là cần thời gian dài, lâu hơn so với những đứa trẻ khác.
Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Nguyên nhân bé chậm đi là gì?
  • Tính cách: Khi bé trầm tính, không muốn chạy nhảy hay vận động, không muốn chơi mà chỉ ngồi một góc thì quá trình phát triển của bé sẽ chậm hơn, bé chậm đi hơn vì thế mẹ cần có cách dạy bé tập đi nhanh để vào quỹ đạo chung với những đứa trẻ cùng trang lứa.
  • Bé bị bệnh, mắc các bệnh về xương khớp: Bé bị bệnh từ nhỏ, thường xuyên uống thuốc cũng kìm hãm sự phát triển của bé, bé chậm đi hơn. Bên cạnh đó, bé bị mắc các vấn đề về xương khớp chân tay yếu ớt, khó có thể cầm nắm hoặc thực hiện một số vận động nhẹ nhàng, teo cơ cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến bé chậm đi.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé chậm đi, mẹ cần quan sát để có những biện pháp khắc phục, giúp bé phát triển tốt hơn, theo đuổi kịp tiến độ của những trẻ cùng trang lứa.

Hướng dẫn 5 cách dạy bé tập đi nhanh, giữ thăng bằng tốt mẹ nên biết

Nhằm giúp bé tập đi đúng với giai đoạn phát triển, mẹ cần có những phương pháp giúp bé tập đi cứng cáp. Nếu mẹ vẫn chưa biết cách tập đi cho bé như thế nào, dưới đây là 5 cách dạy bé tập đi nhanh, giữ thăng bằng hiệu quả.

1. Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh bằng cách tập cho bé với lấy đồ chơi

Tập cho bé lấy đồ vật sẽ giúp bé vận động, vươn mình từ đó xương chắc chắn hơn dễ dàng tập đi. Với những trẻ nhỏ thường quen với việc bò trên sàn lười vận động bằng cách đi bộ hãy kích thích giúp bé có trải nghiệm được đứng dậy.

Việc sử dụng một loại đồ chơi mà bé yêu thích để kích thích bé đứng dậy là một phương pháp được nhiều mẹ áp dụng kích thích trẻ đi đứng hiệu quả. Mới đầu bé có thể bị ngã tuy nhiên mẹ hãy yên tâm rằng bé sẽ nhanh chóng đứng dậy để tiếp tục tìm kiếm đồ chơi yêu thích của mình.

Cách thực hiện:

Hãy dùng đồ chơi bé thích nhất đặt ở một vị trí xa hơn thường ngày có thể đặt lên cao hoặc cầm trên tay di chuyển để bé đứng dậy. Để bé vịnh vào một vật gì đó để làm điểm tựa kích thích bé đi những bước đầu tiên. Khi cầm đồ chơi trên tay hãy lắc lắc để khơi gợi sự chú ý của trẻ. Trẻ sẽ vô thức mà tiến lại gần. Lúc này hãy kích thích bé bằng những tràng pháo tay, những lời động viên như thế bs sẽ thích thú hơn mà thực hiện thêm nhiều lần.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh bằng cách tập cho bé với lấy đồ chơi

Có một số nghiên cứu cho thấy rằng bé hoàn toàn có thể đứng hoặc đi khi đang cầm một đồ vật trên tay. Mẹ hãy cho bé đứng dậy, cầm một thứ đồ vật hoặc đồ chơi trên tay và ngồi cách xa để khiến bé di chuyển. Mẹ có thể nói “Cho mẹ xin…” để kích thích bé đi lại gần. Đừng quên khích lệ bé bằng một nụ hôn, một tràng pháo tay thật vui vẻ nhé.

Tham khảo: Sữa Tươi Dạng Bột Horizon Organic (870g) bổ sung vitamin D3 và A, D12 tăng cường bảo vệ xương khớp giúp bé cứng cáp hơn, dễ dàng tập đi.

2. Cách dạy bé tập đi nhanh với bài hát

Bé trong giai đoạn này rất thích thú với những âm thanh vui nhộn. Mẹ hãy mở cho bé những bài nhạc thiếu nhi kích thích vận động. Nếu được hãy để bé quan sát qua màn hình tivi, những hoạt động trên tivi sẽ kích thích bé làm theo và thực hiện một cách thích thú. Bạn có thể kích thích bé tập đi bằng cách này với những bé 8 tháng tuổi để bé vận động tốt nhất.

Cách thực hiện: 

Mẹ hãy mở những bản nhạc thiếu nhi, cầm tay bé để bé đứng dậy lúc này cơ thể sẽ tập làm quen với sức nặng của cơ thể. Mẹ hãy di chuyển theo điệu nhạc để bé nhảy theo. Nếu thấy bé đã cứng hơn, hãy để bé tự nắm lấy tay mình và nhảy theo nhạc để cơ thể làm quen, thích thú.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Cách dạy bé tập đi nhanh bằng cách nhảy theo nhạc

3. Tập đi cho bé bằng cách bước đi trên xốp hơi bong bóng

Một cách khá hiệu quả giúp bé tập đi tốt hơn đó là sử dụng những tấm xốp hơi bong bóng. Tiếng bong bóng nổ sẽ kích thích sự khám phá, tò mò của trẻ.

Cách thực hiện: 

Hãy trải một tấm xốp trên sàn hoặc vào một không gian riêng như trong nhà đồ chơi, khu vực chơi để bé có điểm tựa, điểm vịnh vào. Đặt bé lên miếng xốp vừa trải để bé cảm nhận được sự kỳ diệu dưới bàn chân. Mẹ làm mẫu cho bé bằng cách đứng dậy để đạp bong bóng nổ sau đó hướng dẫn bé làm theo. Khi bé bước đi, bong bóng dưới chân sẽ bị bể và phát ra âm thanh “Bốp, Bốp” kích thích bé đi nhiều hơn, đi xa hơn.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Cách dạy bé tập đi nhanh bằng cách bước đi trên xốp hơi bong bóng

4. Tập bé đi bộ nhiều hơn – Cách dạy bé tập đi nhanh hiệu quả

Đi bộ cùng con là một cách giúp ba mẹ gần với con hơn đồng thời giúp bé an tâm khi bước đi những bước đầu tiên. Khoảnh khắc ba mẹ đi bộ cùng con không những giúp con đi nhanh hơn mà còn gắn kết tình cảm gia đình. Hãy tập đi cho bé thường xuyên bằng cách dạy bé tập đi nhanh với phương pháp đi bộ với ba mẹ. Đây là cách dạy bé tập đi nhanh hiệu quả nhiều gia đình áp dụng thành công.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh bằng cách đi bộ với bé

Cách thực hiện: 

Có thể thực hiện phương pháp này ở bất cứ thời gian nào trong ngày, bất kể là đan ở đâu. Khi thực hiện ách dạy bé tập đi nhanh, ba mẹ hãy giữ hai tay của bé, mỗi người cầm một tay giúp bé tập đi. Hãy tập đi từ từ bằng những đoạn đường ngắn trước sau đó có thể đi đoạn dài hơn.

Nếu nhận thấy bé muốn buông tay hãy buông tay bé để bé tập đi một cách tự nhiên. Chắc chắn sẽ không loại bỏ trường hợp bé đi một mình và bị ngã nhưng hãy yên tâm, bé sẽ thích thú khi được tự đi một mình. Hãy theo sau bé để quan sát thời khắc hạnh phúc này nhé.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh giữ thăng bằng tốt bằng cách cầm hai tay bé dắt đi

5. Cách dạy bé tập đi nhanh với dụng cụ tập đi

Mẹ đang lo lắng với những bước đi chập chững của trẻ, bạn chưa tự tin khi có thể dạy bé đi thì những dụng cụ tập đi chính là một ý tưởng tuyệt vời giúp các bà mẹ bớt lo lắng hơn về quá trình tập đi của bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ tập đi cho trẻ cụ thể đó là xe tập đi, xe đẩy tập đi, đai hỗ trợ bé tập đi,….

Mỗi dụng cụ sẽ có những ưu và nhược điểm giúp bé tập đi nhanh hơn, cứng cáp hơn mà không cần sự trợ giúp quá nhiều từ người thân.

  • Cách dạy bé tập đi nhanh bằng xe ngồi tập đi

Xe tập đi cho bé là một vật dụng giúp bé tập đứng, tập đi một cách dễ dàng mà không phụ thuộc vào mẹ.

Ưu điểm: Xe tập đi có thể sử dụng cho bé từ tháng thứ 5 hoặc thứ 7. Lúc này xương bé đã dần hình thành và cứng cáp hơn, bé có thể tự ngồi, tự đi, tự chơi ngay trên xe mà không cần tới mẹ. Với nhiều bánh xe di chuyển, bé chỉ cần đẩy nhẹ có thể di chuyển được nhanh, tạo sự hứng thú khi ngồi. Đặc biệt hơn, mỗi xe tập đi đều có những đồ chơi được trang trí sẵn với nhiều màu sắc, bé sẽ dễ dàng chơi đùa, chỉ cần di chuyển, âm thanh trên những đồ chơi này phát ra bé sẽ thích thú hơn.

Nhược điểm: Bé dễ bị phụ thuộc vào xe, chỉ ngồi mà không tự đứng dậy khiến việc tập đi khó khăn hơn, kéo dài hơn.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh với xe ngồi tập đi
  • Cách dạy bé tập đi nhanh bằng xe đẩy tập đi

Đối với xe đẩy tập đi, đây là một phát minh khá tuyệt vời cho trẻ nhỏ. Xe đẩy tập đi sẽ khắc phục được nhược điểm mà xe tập đi không thể khắc phục được.

Ưu điểm: Bé có thể tập đi bằng cách đứng dậy và đẩy xe. Thao tác thực hiện đơn giản, dễ dàng kích thích bé tập đi tốt hơn.

Nhược điểm: Thích hợp tập cho bé đi lúc bé đã cứng cáp, có thể tự đứng lên được.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh với xe đẩy tập đi
  • Cách dạy bé tập đi nhanh bằng đai hỗ trợ bé tập đi

Đai hỗ trợ bé tập đi là một phát minh khá thông minh, phù hợp tập đi cho trẻ nhỏ có những bước đi chập chững đầu tiên. Đai có thiết kế khá đặc biệt với nhiều dạng như đai bụng, đai quần, đai toàn thân,… Với loại đai này bé sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào mẹ, hay bất kỳ một dụng cụ nào, bé sẽ biết đi nhanh hơn, giữ thăng bằng tốt hơn.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh với đai hỗ trợ bé tập đi ôm toàn thân

Ưu điểm: Đai được thiết kế bằng chất liệu êm ái, an toàn với phần dây để mẹ hướng dẫn bé đi. Mẹ không cần phải giữ bé, không cần phải khom lưng từ đó hạn chế đau lưng, mỏi gối làm giảm những khó khăn khi tập đi cho bé. Không chỉ thích hợp cho mẹ mà bà, ba hoặc những người thân có thể thay phiên nhau để hướng dẫn bé tập đi.

Nhược điểm: Mẹ phải luôn quan sát bé khi tập đi để bé tập đi nhanh hơn.

Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Hướng dẫn cách dạy bé tập đi nhanh với đai hỗ trợ bé tập đi Walking Assistant

Đai hỗ trợ tập đi cho bé Walking Assistant là một thiết kế hiện đại giúp mẹ bớt lo lắng về những khó khăn khi cho bé tập đi. Đai được làm hoàn toàn bằng cotton khá mềm mại, êm ái và chắc chắn cho bé cảm giác thoải mái khi tập. Với nhiều ưu điểm về tính tiện dụng, an toàn, đây là sản phẩm được nhiều mẹ sử dụng giúp con tập đi nhanh nhất, ổn định xương khớp.

Những lưu ý khi mẹ tập đi cho bé

Tập đi cho trẻ không đúng cách sẽ gây ra nhiều vấn đề cho trẻ như tổn thương chân, xương, dễ dẫn tới các hội chứng như bàn chân bẹt, chân vòng kiềng, ngón chân búa, móng mọc ngược vào trong,… Vậy nên, khi thực hiện những cách dạy bé tập đi nhanh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên tập đi cho bé từng bước một, không nên quá vội vã. Với những bé còn yếu, hãy cân nhắc trước khi tập đi cho bé, nếu có thể hãy tham khảo bác sĩ để được tư vấn khi nào nên cho trẻ tập đi một cách an toàn.
  • Luôn quan sát quá trình bé tập đi để hạn chế những va đập không đáng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Cách dạy bé tập đi nhanh đúng cách là dìu dắt trẻ đúng lúc, không nên lúc nào cũng sợ bé ngã mà giữ tay bé làm chậm quá trình tập đi.
Bé Chậm Đi Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Cách Dạy Bé Tập Đi Nhanh Giữ Thăng Bằng Tốt
Những lời khen, khích lệ cũng là một cách dạy bé tập đi nhanh hiệu quả, an toàn
  • Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy lót sẵn một miếng xốp mỏng dưới sàn để nâng đỡ bé, giúp bé đi vững mà không sợ ngã đau.
  • Tập luyện cho bé đứng bằng cách vịnh vào các đồ vật trước sau đó mới thực hiện tới những bước tiếp theo.
  • Hạn chế bế bé để bé không bị phụ thuộc, không bị lười khi tập đi.
  • Đừng quên khích lệ bé bằng cái ôm, cái hôn, vỗ tay để bé thực hiện tốt hơn ở những lần tiếp theo.
  • Thực hiện nhiều cách dạy bé tập đi nhanh để bé có thể thay đổi, cảm thấy thú vị hơn khi tập đi.

Phần kết

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không thể đi đúng với giai đoạn phát triển bình thường. Vậy nên mẹ cần quan sát, phát hiện nguyên nhân từ đó có biện pháp giúp bé tập đi tốt hơn, phát triển như những bạn cùng trang lứa. Hy vọng bài viết trên đây của Bách Hóa CC Shop có thể giúp mẹ có cách dạy bé tập đi nhanh, giữ thăng bằng tốt theo kịp sự phát triển bình thường.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Thực Đơn Ăn Dặm Dinh Dưỡng Cho Bé 6 Đến 12 Tháng Tuổi Đơn Giản Đủ Dưỡng Chất

Tầm Quan Trọng Của Vitamin D3 và Cách Bổ Sung Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Ba Mẹ Cần Nắm

Top 5 Sữa Bột Nhập Khẩu Mỹ Cho Bé Từ 1 Tuổi Được Nhiều Mẹ Việt Nam Tin Dùng

Nguyễn Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *