Miếng dán giảm đau dường như đã trở thành một thứ không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình. Với nhiều công dụng tuyệt vời như giảm đau nhanh chóng giúp người bệnh vượt qua cơn đau mà không cần xâm lấn hay dùng biện pháp phức tạp đây là một sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy, sự thật loại cao dán này có thật sự hiệu quả như lời đồn hay chính là con dao hai lưỡi đang đánh lừa chúng ta.
Để giải đáp thắc mắc này, Bách Hóa CC Shop sẽ giúp bạn tìm hiểu công dụng, lợi ích cũng như những tác hại của loại cao dán giảm đau này. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp cũng như biết được có nên dùng miếng dán giảm đau không.
Tìm hiểu về miếng dán giảm đau
Miếng dán giảm đau là một tấm dán có công dụng làm giảm đau nhanh chóng. Được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, gồm 2 mặt là một mặt keo và một mặt chứa các hoạt chất, thảo dược có tác dụng giảm đau, sản phẩm rất được ưa chuộng làm giảm đau ngoài da hiệu quả.
Miếng dán sử dụng cho từng vùng da bị đau, dùng bên ngoài da. Các hoạt chất sẽ nhanh chóng hấp thụ qua da, thấm sâu vào vùng da bị đau đồng thời tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng đến vùng bị đau giúp các dây thần kinh và cơ bắp được thư giãn, giảm nhanh cơn đau cho người bệnh. Vậy có nên dùng miếng dán giảm đau không?
Có nên dùng miếng dán giảm đau không?
Để tìm hiểu có nên dùng miếng dán giảm đau không, trước tiên cần tìm hiểu cơ chế hoạt động cũng như công dụng của loại cao dán này. Miếng dán giảm đau có chiết xuất đa số từ các loại thảo dược tốt cho xương khớp, có khả năng làm giảm các cơn đau nhức. Tùy vào từng loại miếng dán khác nhau, cao dán sẽ được sản xuất với những công thức riêng biệt.
Xem thêm: Viên Uống Bổ Xương Khớp Glucosamine Orihiro (900v)
Hiệu quả giảm đau thường rất nhanh, sau khi dán miếng dán giảm đau lên trong khoảng 5 đến 10 phút. Tại vị trí dán sẽ xuất hiện cảm giác nóng hoặc lạnh tùy vào từng loại miếng dán. Đây là hiện tượng rất bình thường. Khi miếng dán có tác dụng, các thảo dược trên miếng dán sẽ ngấm dần, xoa dịu cơn đau và làm giảm cảm giác đau nhức hiệu quả.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nói rằng miếng dán giảm đau không tốt khi sử dụng. Một số trường hợp xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn đó là do cách dùng không đúng, hoặc mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, những sản phẩm giá rẻ trên thị trường.
Vậy, có nên dùng miếng dán giảm đau không? Câu trả lời tùy thuộc vào từng tình trạng gặp phải. Trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên nhân phát bệnh, nếu đây là những nguyên nhân bên ngoài, đau nhức nhẹ thì miếng dán giảm đau nhức là một lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, nếu trường hợp đau nhức là bệnh lý và phát đi phát lại thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra thật kỹ lưỡng.
Lưu ý khi dùng miếng dán giảm đau
Miếng dán giảm đau tuy không có nghiên cứu nào nói về tác hại khi sử dụng nhưng để có cách sử dụng đúng nhất trước khi dùng cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Xác định vị trí dán, tránh những vết thương hở
Miếng dán giảm đau không phải có thể sử dụng bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Đây là miếng dán ngoài da nhưng chứa rất nhiều thảo dược và các hoạt chất giảm đau chính vì thế khi sử dụng hãy tránh dùng lên những nơi có vết thương hở, những chỗ trầy xước,… Vì, chúng có thể không tốt cho những vị trí này, không những không thể làm giảm đau mà tình trạng có thể nhiễm trùng, nặng hơn rất nguy hiểm.
Tìm hiểu thành phần miếng dán
Mỗi miếng dán đều có những thành phần giảm đau khác nhau, tùy vào từng loại sẽ được điều chế với công thức đặc biệt chính vì thế không thể quy chụp lại những sản phẩm này mà sử dụng một cách tùy tiện. Tìm hiểu thành phần miếng dán chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi có nên dùng miếng dán giảm đau không đồng thời giúp giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm: Viên Uống Bổ Xương Khớp Move Free Ultra Triple Action Collagen – Boron – HA (75v)
Methyl Salicylate là thành phần thường thấy trong các loại miếng dán giảm đau. Đây là một dẫn chất của Axit Salicylic hoạt động tương tự như Aspirin. Nếu dị ứng với Aspirin hoặc không thể dùng Aspirin vì bất kỳ lý do nào khác, hãy tránh sử dụng. Đặc biệt với những người bị dị ứng hoặc những người mang thai, cho con bú, người có bệnh lý về gan và thận nên lựa chọn cẩn thận để giảm rủi ro cho sức khỏe.
Không dán quá thời gian cho phép
Một miếng dán sẽ có công dụng kéo dài từ 6 đến 8 giờ. Chúng sẽ được quy định trên bao bì vì thế khi sử dụng hãy cân nhắc đến thời gian này, tuyệt đối không dùng quá thời gian,. Bởi khi sử dụng quá lâu, vùng da bị dán sẽ dễ bị dị ứng, dẫn đến sưng đỏ, ngứa và thậm chí khó chịu hơn. Vì vậy khi dán đủ thời gian trên, bạn nên gỡ bỏ và tuyệt đối không nên dán trước khi đi ngủ để tránh vượt qua thời gian cho phép.
Không dùng quá nhiều miếng dán trong 1 ngày
Mỗi miếng dán đều được tẩm thảo dược và có tác dụng lên cơ thể vì thế không được quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều miếng dán mỗi vị trí trong ngày. Tùy theo kích cỡ miếng dán, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 2 đến 4 miếng để giảm thiểu một lượng lớn thuốc xâm nhập cơ thể và tránh gây ra gánh nặng cho thận.
Xem thêm: Viên Uống Bổ Sụn Khớp Cosamin DS For Joint Health (230v)
Không sử dụng các miếng dán khác nhau cùng một lúc
Tương tự như uống thuốc, việc dùng nhiều miếng dán khác nhau có thể là nguyên nhân khiến cho các thành phần bị xung đột, gây ra tác dụng phụ. Chỉ nên sử dụng những miếng dán chất lượng và dùng duy nhất một loại trên cơ thể. Trong trường hợp miếng dán theo sự kê đơn của bác sĩ, hãy thực hiện theo bởi bác sĩ là người có chuyên môn sẽ biết được khi nào nên dùng và không nên dùng, những sản phẩm nào có thể sử dụng để đảm bảo an toàn.
Những miếng dán giảm đau không có sự kê đơn từ bác sĩ hãy chọn loại miếng dán chất lượng để đảm bảo an toàn. Miếng dán giảm đau Salonpas chiết xuất từ những thành phần lành tính, an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ Nhật Bản, có tác dụng hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhức nhanh chóng, lấy lại tinh thần từ đó sinh hoạt, hoạt động tốt hơn.
Phần kết
Như vậy, có nên dùng miếng dán giảm đau không còn tùy thuộc vào tình trạng đau nhức cơ thể. Lưu ý, miếng dán giảm đau không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh vì thế hãy sử dụng vừa phải ở mức cho phép, tránh lạm dụng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Nếu sử dụng trong thời gian dài không thấy hiệu quả, hãy liên hệ bác sĩ chuyên môn để được khám và chữa bệnh kịp thời.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Top 5 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Xương Khớp Tốt Nhất Hiện Nay
Thực Phẩm Tăng Chất Nhờn Khớp Gối, Tái Tạo Sụn Giúp Xương Chắc Khỏe
Nguyễn Hiền