Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Đây là đối tượng rất dễ bị tổn thương và rất khó để chăm sóc. Vậy, cần chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thế nào là đúng cách nhất? Nhằm giúp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, hạn chế những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sẽ xảy ra với người cao tuổi, Bách Hóa CC Shop chỉ ra 5 lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, tinh thần người cao tuổi.
Tại sao cần chăm sóc sức khỏe người cao tuổi?
Như thế nào được gọi là người cao tuổi? Những người cao tuổi là những người đạt một độ tuổi khá cao, gắn với giai đoạn “già hóa”, có suy giảm về các chức năng, suy giảm về mặt sức khỏe – Theo định nghĩa về mặt y học. Còn theo luật Việt Nam, theo điều 2, Luật Người cao tuổi năm 2009 “người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.
Khi về già, cơ thể người cao tuổi bị lão hóa, họ thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như: mất ngủ, xương khớp, mắt kém, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và cả những vấn đề về nhận thức, chức năng hoặc xã hội,… Những vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn khi hoạt động thường ngày thậm chí nếu không có người quan tâm, chăm sóc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hơn nữa, người cao tuổi thường thay đổi các vấn đề tâm sinh lý, thể chất. Cơ thể không còn hoạt động nhanh nhẹ, trí não không còn được minh mẫn hay thường sẽ cảm thấy tủi thân, trầm cảm vì không được quan tâm, chăm sóc. Họ rất dễ cô đơn, lo âu, thường nóng nảy đôi khi mất niềm tin, nghị lực để chống chọi lại với những vấn đề sức khỏe. Vậy nên, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thần người cao tuổi, giúp họ duy trì một tâm trạng tích cực và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.
5 Lưu ý quan trọng để có cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả
Nhận thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi là rất quan trọng, người cao tuổi thường sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chán nản, tinh thần sa sút, không còn động lực sống,… Đây là đối tượng rất dễ bị tổn thương, chính vì thế việc chăm sóc họ cũng không phải là điều dễ dàng. Để có cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách, dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
1. Tạo điều kiện cho người già tham gia vào các hoạt động xã hội
Có rất nhiều nhận định cho rằng người già hay người cao tuổi chỉ nên ở trong nhà, chăm sóc con cháu hay phụ giúp gia đình là đã bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế, khi chỉ quanh quẩn trong nhà, không hoạt động hay giao tiếp bên ngoài xã hội đã vô tình khiến cho họ bị cô đơn, suy nghĩ tiêu cực, tinh thần giảm sút,… từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tâm lý, sức khỏe.
Việc tạo điều kiện cho người cao tuổi có thể tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm tạo nên sự già hóa năng động, cơ thể khỏe mạnh. Các hoạt động xã hội cho người cao tuổi sẽ bao gồm các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tập thể dục dưỡng sinh, thiền hay các hoạt động, trò chơi vận động, tinh thần,… Ở mỗi địa phương đều sẽ có những câu lạc bộ có những hoạt động tương tự. Như vậy, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi tham gia các hoạt động xã hội, người già sẽ được cải thiện cả tinh thần lẫn thể chất từ đó cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn. Họ sẽ được tiếp xúc với nhiều người, được chia sẻ, tâm sự giảm đi cảm giác chán nản, tâm trạng tốt hơn hạn chế suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống.
2. Chú trọng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các bữa ăn hàng ngày
Các bữa ăn hàng ngày có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Người già hệ tiêu hóa thường gặp vấn đề, không còn cảm giác thích thú hay thèm ăn, ăn không ngon, thay đổi khẩu vị,… thường khó khăn cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Vậy nên, một chế độ ăn dinh dưỡng là điều rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
Mỗi khẩu phần ăn cho người cao tuổi sẽ phải được cân bằng dinh dưỡng như đầy đủ các chất như chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ.
- Tinh bột: Lượng tinh bột bổ sung cho cơ thể nên giảm bớt, ăn ở mức độ vừa phải bên cạnh đó cần ăn thêm khoai, sắn củ để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Chất đạm: Bổ sung các chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua,… và các loại đậu như đỗ, vừng, lạc, đậu phụ,… Hạn chế những món thịt đỏ, thực phẩm nhiều cholesterol như óc, da, nội tạng động vật.
- Chất béo: Bổ sung vào thành phần ăn của người già có cả mỡ động vật và dầu thực vật. Tuy nhiên, tỷ lệ chất béo từ thực vật nạp vào cơ thể nên chiếm 35% tổng lượng chất béo. Trong dầu thực vật không có cholesterol và ít axit béo bão hòa nên sẽ tốt hơn cho sức khỏe, phù hợp cho những người bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Muối: Lượng muối khuyến cáo 150g/người/tháng, không nên ăn quá nhiều muối hoặc những thực phẩm chế tác từ muối như các loại dưa muối, dưa chua hoặc thức ăn chế biến sẵn.
- Chất xơ, vitamin, khoáng chất: Bổ sung hàm lượng chất xơ vào trong cơ thể hàng ngày bởi chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cholesterol và đường máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp. Bên cạnh đó, nên bổ sung các vitamin có trong các loại trái cây, bổ sung vitamin nhóm B, C, D,… và các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm,… để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tăng cường sức đề kháng, tăng miễn dịch cho cơ thể.
- Nước: Đảm bảo lượng nước hàng ngày vào cơ thể trong khoảng 1.5 đến 2 lít nước. Chủ động bổ sung lượng nước vào cơ thể kể cả khi không khát, ngoài ra có thể uống các loại nước như trà xanh, chè sen, chè ngó sen,… cũng rất tốt cho người lớn tuổi.
Tham khảo: Bột Không Đường Bổ Sung Chất Xơ Kirkland Optifiber (760g)
Khẩu phần ăn hàng ngày:
Người già sẽ có khẩu phần ăn không giống những người trẻ tuổi. Bởi nhu cầu năng lượng của người già 60 tuổi giảm 20%, người trên 70 tuổi giảm 30% vì vậy cần bổ sung một lượng calo là khá lớn 1700-1900 calo/người/ngày. Việc điều chỉnh chế độ và khẩu phần ăn cho người lớn tuổi cần đảm bảo sao cho hợp lý nhất.
Tốt nhất, nên chia khẩu phần ăn của người cao tuổi ra thành nhiều bữa nhỏ, có thể chia ra thành 5 đến 6 buổi để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn. Dạ dày người cao tuổi rất kém, mỗi khẩu phần ăn chỉ tập trung vào các món luộc, hấp, hạn chế những món ăn chiên xào. Sau bữa ăn nên để người già vận động nhẹ nhàng để cơ thể dễ hấp thu thức ăn và tiêu hóa tốt hơn.
Xem thêm:
3. Thường xuyên thăm hỏi, chuyện trò – cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi
Như đã kể trên, người cao tuổi rất dễ rơi vào trạng thái lo âu, hay cô đơn, buồn tủi khi ở một mình, không có ai chăm sóc. Con cháu thường bận rộn, không ở nhà chính vì thế người cao tuổi thường thấy tủi thân, như bị bỏ rơi, cảm giác không an toàn. Việc thường xuyên thăm hỏi, chuyện trò là cách tốt nhất chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp họ vui vẻ hơn, thoải mái hơn và yêu đời hơn.
Những người trong gia đình hãy dành thời gian rảnh rỗi của mình thường xuyên chia sẻ, thăm hỏi, chuyện trò đôi khi cũng có thể cùng nhau vui chơi, cùng nhau đi đến một nơi nào đó để tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái. Nếu bạn ở xa hãy thường xuyên gọi điện về hỏi thăm gia đình, trò chuyện cùng người lớn tuổi để có thể thể hiện tình cảm, thể hiện cảm xúc cùng sẻ chia.
4. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi bằng việc thường xuyên quan tâm đến giấc ngủ
Đối với người cao tuổi, giấc ngủ rất quan trọng tuy nhiên, ở độ tuổi này họ thường xuyên mất ngủ. Tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục xuất phát từ nguyên nhân cơ thể bị lão hóa, sự thay đổi nồng độ hormone Melatonin, thường hay tiểu đêm khiến họ khó có thể đi vào giấc ngủ. Sự mất cân bằng đồng hồ sinh học này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe gây ra tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống.
Vậy nên, chú trọng đến giấc ngủ cũng là cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt nhất. Trước khi người cao tuổi đi ngủ hãy lưu ý:
- Giữ tư thế ngủ đúng: Không nên kê gối cao, giữ một không gian yên tĩnh, ít ánh sáng. Nếu được hãy trang bị đèn ngủ mờ để dễ đi vào giấc ngủ hơn đồng thời bảo vệ người cao tuổi khi về đêm vẫn thấy được đường để đi vệ sinh.
- Thức dậy từ từ: Việc thức dậy đột ngột có thể gây ra tình trạng thiếu máu não dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Để hạn chế thiếu máu não đột ngột, nếu bạn đang nằm, muốn ngồi dậy tốt nhất nên xoay đầu và nghiêng người lại, chống tay dậy từ từ. Ngủ dậy hãy uống ngay một cốc nước để tăng cường hoạt động trong cơ quan, tăng khả năng chống nhiễm trùng bàng quang, đồng thời đào thải các chất cặn bã trong cơ thể, làm loãng axit trong thận, ngăn sỏi thận tối đa, bảo vệ sức khỏe đường ruột.
- Vận động nhẹ: Trước khi ngủ hãy tập vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập thư giãn gân cốt để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê vào buổi chiều hoặc tối để có giấc ngủ sâu nhất.
Xem thêm: 8 Cách phòng chống bệnh đột quỵ sớm tại nhà hiệu quả
5. Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt nhất
Người cao tuổi thường xuyên mắc các bệnh về tâm lý, tiêu hóa, những bệnh về huyết áp, xương khớp, tim mạch, hệ tuần hoàn, tiểu đường,… Vì thế, cần thường xuyên thăm khám sức khỏe để nhanh chóng phát hiện, chữa trị kịp thời. Tốt nhất nên tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và chữa trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách sớm nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm chức năng như:
Viên Uống Bổ Mắt Ocuvite Adult 50 + Bausch & Lomb 150 Viên Mỹ
Phần kết
Như vậy, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là vấn đề quan trọng, là đối tượng quan tâm hàng đầu nhưng không dễ dàng. Trên đây là cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Bách Hóa CC Shop có thể sẽ giúp ích cho bạn giảm nhẹ những gánh nặng, chăm sóc sức khỏe người già tốt nhất. Vậy, để tránh những vấn đề về sức khỏe xảy ra hãy lưu ý chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngay từ bây giờ.
Có thể bạn cũng quan tâm:
6 Cách Tăng Cường Trí Nhớ và Cải Thiện Não Bộ Cho Người Cao Tuổi Hiệu Quả
5 Thói quen tưởng chừng vô hại nhưng ảnh hưởng xấu đến xương khớp nhiều người mắc phải
Nguyễn Hiền